MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh nhau lithium cho pin xe điện, không ai ngờ “kho báu trong suốt” quan trọng gấp nhiều lần đang cạn kiệt

23-08-2023 - 20:20 PM | Tài chính quốc tế

Một nhánh của sông Parana ở Argentina. Ảnh: AP

Một nhánh của sông Parana ở Argentina. Ảnh: AP

Cơ hội để khu vực này trở thành “ngôi sao” trong quá trình chuyển đổi xanh sẽ trở nên vô nghĩa nếu thiếu đi nguồn tài nguyên quý giá này.

Khi cháy rừng, bão và nắng nóng càn quét những khu vực rộng lớn trên khắp hành tinh, thế giới phải chạy đua để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trọng tâm của nỗ lực này là sự xuất hiện của “công nghệ khí hậu”, với mục tiêu giảm thiểu hoặc ngăn chặn thảm hoạ.

Mỹ Latinh nổi lên như một khu vực có tiềm năng trở thành “cứu tinh” cho khí hậu thế giới. Nơi đây sở hữu nhiều nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất pin xe điện, đặc biệt là nắm giữ gần 60% trữ lượng lithium toàn cầu. Ngoài ra, Bolivia và Brazil cũng là những nhà cung cấp thiếc và than chì, hai vật liệu rất cần thiết cho các bộ phận của pin. Trong khi đó, Mexico còn tìm cách sản xuất hàng triệu chiếc xe điện để cung cấp cho thế giới.

Vì vậy, Mỹ Latinh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi xanh, mà còn có thể thu về một khoản lợi nhuận khá từ đó. Nhưng mặt khác, chính khu vực này lại là một nơi nắng nóng, khô cằn và khắc nghiệt.

Tranh nhau lithium cho pin xe điện, không ai ngờ “kho báu trong suốt” quan trọng gấp nhiều lần đang cạn kiệt - Ảnh 1.

Ảnh: Cesar Rodriguez/NYT/Redux

Phần lớn châu Mỹ Latinh bị khô hạn lâu năm và biến đổi khí hậu đang khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Trớ trêu thay, nhiều công nghệ giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu lại đòi hỏi những phương pháp làm cạn kiệt tài nguyên quý giá của khu vực này. Đó chính là nước.

Cuộc cách mạng xe điện sẽ gây thiệt hại cho nguồn nước trên các thảo nguyên khô hạn của Mexico, cũng như các trung tâm công nghiệp khô cằn ở phía bắc. Tam giác Lithium (Bolivia, Chile, Argentina) cần rất nhiều nguồn nước ngầm để khai thác kim loại.

Tệ hơn, sự bùng nổ của những công nghệ tốn nhiều nước lại trùng với sự quay trở lại của hiệu ứng El Nino. Hiện tượng thời tiết có tính chu kỳ này khiến nhiều khu vực trở nên khô hạn bất thường. Chỉ có một vài nơi ngoại lệ là có lượng mưa tăng như ở miền bắc Mexico, nơi đặt nhà máy xe điện của Tesla.

Không những thế, nỗ lực giảm thiểu hạn hán đang gặp không ít trở ngại. Ví dụ mới nhất là vào tuần trước, 8 quốc gia Nam Mỹ thuộc lưu vực sông Amazon không đạt được thoả thuận quyết định ngăn chặn phá rừng. Nếu không kiểm soát, rừng nhiệt đới tươi tốt của Amazon sẽ trở thành đồng cỏ cô hạn. Nguồn cung cấp nước cho các quốc gia ở hạ lưu rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Việc cứu lấy khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là mối quan tâm của nhiều người trên thế giới, nhưng với một số người, những gì có thể khai thác dưới tán cây của Amazon mới là điều quan trọng. Những mỏ lithium tiềm năng dưới mặt đất đủ để biến việc chặt phá khu rừng trở thành một ngành kinh doanh béo bở.

Theo Rest of The World

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên