MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ có "tính xấu" này thực chất rất thông minh, nếu được bố mẹ định hướng đúng thì tương lai rất tươi sáng

16-05-2023 - 22:34 PM | Sống

Nếu cha mẹ giáo đúng cách, khuyết điểm sẽ biến thành ưu điểm.

Nhiều cha mẹ thường rất bực mình vì con hay cãi lại lần mỗi lần mắc lỗi. Một số cha mẹ thậm chí còn dùng "vũ lực" để con phải nghe lời. Tuy nhiên trẻ hay cãi lại chưa hẳn là tính xấu. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, đằng sau mỗi khuyết điểm của trẻ nhất định chứa một ưu điểm tiềm ẩn. Nếu cha mẹ nắm bắt được và có định hướng đúng thì tương lai con sẽ rất tươi sáng. 

Theo đó, những đứa trẻ hãy cãi lại được đánh giá là có những ưu điểm sau:

1. Thông minh hơn

Theo các chuyên gia giáo dục, hay cãi lại cũng là dấu hiệu phản ánh trí thông minh. Khi trẻ cãi lại, phản bác cha mẹ, ngôn ngữ của trẻ đã được suy nghĩ và xử lý. Cãi lại càng hợp lý thì trẻ càng cần phải suy nghĩ nhanh. Nhiều bậc cha mẹ cũng nhận thấy rằng, con cái của họ cãi lại rất... hợp lý, khiến họ không biết nói lại như nào, dẫn đến cạn lời mà cáu bẳn, tức tối.

Những đứa trẻ kiểu này thực chất có tư duy logic rất mạnh mẽ, có thể nhanh chóng sắp xếp các từ để phản bác người lớn một cách lặp tức và thường thông minh hơn so với những đứa trẻ khác. 

Trẻ có "tính xấu" này thực chất rất thông minh, nếu được bố mẹ định hướng đúng thì tương lai rất tươi sáng - Ảnh 2.

Trẻ hay cãi lại thực chất rất thông minh. (Ảnh minh họa)

2. Dũng cảm hơn

Trẻ hay cãi lại chắc chắn sẽ khiến cha mẹ khó chịu, thậm chí có thể khiến cha mẹ nổi xung đánh đòn. Thế nhưng, trẻ vẫn cãi lại. Điều đó cho thấy trẻ đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và đây là đứa trẻ khá dũng cảm, không sợ uy quyền, dám bày tỏ ý tưởng của mình, can đảm và có trách nhiệm. 

3. Độc lập hơn

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% trẻ em có ý thức phản kháng khi lớn lên có khả năng đưa ra phán đoán độc lập, ít bị các yếu tố xấu bên ngoài tác động. Đối với những trẻ có ý thức phản kháng yếu, khi lớn lên chỉ 24% có khả năng phán đoán độc lập, và đa số dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, trẻ hay cãi lại lớn lên sẽ tự lập hơn.

4. Dễ phân biệt đúng sai hơn

Những đứa trẻ hay cãi lại thường có thể giữ vững lập trường. Chúng ta đều biết rằng trẻ em thường dựa vào sự chủ quan của bản thân để phán xét mọi việc. Thông thường trẻ sẽ nghe theo ý kiến của cha mẹ sau khi được cha mẹ giáo dục và kỷ luật. Còn những đứa trẻ hay cãi lại sẽ ngoan cố, có chính kiến của mình. Khi lớn lên trẻ sẽ có lập trường và quan điểm riêng, không dễ dàng vì ý kiến của người khác mà thay đổi. Kiểu trẻ này thường có năng lực phán đoán đúng sai mạnh mẽ hơn.

5. Có sức khỏe tinh thần mạnh mẽ hơn

Khi một đứa trẻ cãi lại, đó thường là một loại xúc cảm. Trong quá trình cãi lại, đứa trẻ sẽ trút bỏ những cảm xúc tiêu cực bên trong. Đứa trẻ như vậy có xu hướng khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần khi lớn lên. Chúng ta có thể thấy, những đứa trẻ bị cha mẹ mắng mỏ mà không nói lời nào thường ủ rũ, kìm nén cảm xúc trong lòng và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý.

6. Có tính sáng tạo hơn

Khả năng cãi lại của trẻ là biểu hiện của tư duy linh hoạt. Trong quá trình phản bác cha mẹ, đầu óc trẻ hoạt động với tốc độ cao. Trẻ luôn suy nghĩ xem nên dùng lý do gì để thuyết phục và bác bỏ cha mẹ. Mặc dù đôi khi những lý do này dường như vô lý với cha mẹ nhưng cũng chứng minh tư duy đổi mới của đứa trẻ.

Sau khi đã biết được những ưu điểm của việc trẻ cãi lại, cha mẹ cần phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Đầu tiên, hãy bình tĩnh khi con cãi lại và lắng nghe lý lẽ của con. Sau đó thay vì cãi vã, cha mẹ hãy cùng con trao đổi, tranh luận về vấn đề. 

Cha mẹ thông minh sẽ không áp đặt ý muốn của mình lên con cái mà biết tạo cho con môi trường thoải mái, bình đẳng, cho con cơ hội tranh luận đòi quyền lợi của chính mình ở nhà. Đồng thời cha mẹ hướng dẫn con cách thuyết phục người khác bằng lý lẽ. Từ việc con cãi lại, hay hướng dẫn con cách tranh luận, phản biện có ranh giới, chừng mực. Đây cũng là một điều giúp ích rất nhiều cho con trong việc học tập và cuộc sống sau này

Nguồn: Baidu

Theo Thanh Hương

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên