Trị sim rác, phải quyết liệt hơn
Sau những nỗ lực và hàng loạt biện pháp được đánh giá là quyết liệt từ cơ quan quản lý trung ương, tình hình các cuộc gọi và tin nhắn lừa đảo, đe dọa tuy có giảm nhưng những cuộc gọi rác vẫn là nỗi ám ảnh của người dân.
- 14-09-2023Báu vật quý hiếm lại xuất hiện ở láng giềng Việt Nam khiến Nhật, Đức muốn đổi công nghệ lõi để mua hàng nhưng đều bị từ chối
- 11-09-2023NIC - nơi hội tụ trí tuệ, hỗ trợ startup biến ước mơ thành hiện thực, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo lớn mạnh
- 11-09-2023Liên tiếp chuyển khoản số tiền lớn, vô tình trở thành đồng phạm lừa đảo, cô gái giúp công an tóm 1.200 nghi phạm
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9-2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết đã loại bỏ thành công 12,5 triệu sim rác không chính chủ. Đó là số sim được lọc ra qua quá trình đối soát thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phát hiện không trùng khớp nhưng chủ thuê bao không đăng ký bổ sung.
Rất nhiều sim rác đó vốn được dùng phát tán những tin nhắn, cuộc gọi độc hại. Từ ngày 10-9, các nhà mạng ngừng phân phối sim qua kênh đại lý ủy quyền của nhà mạng, chỉ phân phối sim qua kênh trực tiếp của nhà mạng và các hệ thống kênh chuỗi lớn, uy tín (tức là các hệ thống cửa hàng điện thoại lớn). Thực tế trước đây, có tới 80% lượng sim bán ra thị trường là thông qua các kênh đại lý ủy quyền của nhà mạng, mà các nơi đó đã bán sim bằng mọi giá dẫn tới tình trạng sim bán có mặt mọi nơi, ai mua cũng được.
Người dân qua các kênh thông tin đại chúng, truyền thông xã hội cần được thường xuyên nhắc nhở rằng các cơ quan chức năng, như công an, tòa án..., không liên lạc và xử lý qua điện thoại. Đồng thời, cần sớm tiến hành định danh các số điện thoại của các cơ quan chức năng để hiện rõ tên cơ quan trong các cuộc gọi, tin nhắn, góp phần giúp người dân dễ nhận diện.
Tất nhiên, cuộc chiến chống cuộc gọi độc hại phải là hành động kết hợp đồng bộ giữa nhiều bên: cơ quan chức năng, nhà mạng và ngay chính người dùng. Người dùng do không thể chặn tất cả số lạ nên cần cảnh giác tắt ngay các cuộc gọi mạo danh có nội dung đe dọa, lừa đảo và ngay sau đó chặn (block) số máy đó. Người dùng cũng được khuyến khích báo cáo số máy lừa đảo, mạo danh đó cho cơ quan chức năng thông qua cuộc gọi hay tin nhắn tới tổng đài 156 của Bộ TT-TT. Nhiều người dùng di động cho biết họ đã tránh được nhiều cuộc gọi độc hại nhờ cài đặt ứng dụng lọc của bên thứ ba, như Truecaller. Từ thông tin do người dùng đóng góp, thông qua chia sẻ thông tin về số máy nguy hiểm, mỗi khi có cuộc gọi đến, nếu số máy đó có trong "danh sách đen", Truecaller sẽ thông báo cho người dùng biết.
Tất nhiên, hành động của người dùng chỉ mang tính thụ động và gây nhiều phiền phức cho họ. Cuộc chiến chống cuộc gọi độc hại vẫn phải trông cậy vào cơ quan chức năng và các nhà mạng. Hai bên này cần quyết liệt, mạnh tay và hợp đồng tác chiến với nhau mới có thể khiến bọn xấu chùn tay.
Người lao động