MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triều Tiên có thể là công xưởng thời trang của thế giới

29-08-2018 - 21:31 PM | Tài chính quốc tế

Giới chính trị quan tâm đến phi hạt nhân hóa Triều Tiên, ngành may mặc mơ về một trung tâm sản xuất giá rẻ mới.

Tin tức và bình luận về mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tràn ngập mặt báo từ hội nghị lịch sử hồi tháng 6. Trong khi giới truyền thông tập trung vào 2 nhà lãnh đạo, các nhà sản xuất châu Á lặng lẽ đánh giá nguồn cung giá rẻ tiếp theo của khu vực.

Taeho Sim - lãnh đạo công ty tư vấn quản lý AT Kearney của Hàn Quốc - cho rằng Triều Tiên có 2 yếu tố chính là lương thấp và lực lượng lao động tiếp thu nhanh. Nước này "có tiềm năng để trở thành một trung tâm sản xuất (tương tự) Việt Nam". ông dự đoán.

Mở cửa nền kinh tế

Hầu hết nhà quan sát coi hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim ở Singapore ngày 12/6 là bước ngoặt dẫn đến các cuộc đàm phán tiếp theo. Dù còn quá sớm để bàn về thương mại trong chương trình nghị sự, việc dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt chắc chắn là một trong những mục tiêu của ông Kim.

Kết thúc các lệnh cấm vận thương mại sẽ có tác động ngay lập tức đối với Bình Nhưỡng và mở ra cho cơ hội cho doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Thời trang sẽ là trọng tâm của quá trình này.

"Quần áo và dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên, cùng với khoáng sản", ông Kim cho biết.

Triều Tiên có thể là công xưởng thời trang của thế giới - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một nhà máy sản xuất túi ở Bình Nhưỡng. (Nguồn: Getty Images)

Ngành dệt may của Triều Tiên ước tính trị giá 725 triệu USD trong năm 2016, chiếm tỷ lệ đáng kể trong nền kinh tế. Lĩnh vực sử dụng một lượng đáng kể công nhân đáng kể cho đến khi mặt hàng bị đưa vào danh sách cấm vận của Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 năm ngoái.

Hòa bình chắc chắn không là kết luận dễ dàng tại hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo khó đoán nhất lịch sử hiện đại. Bình Nhưỡng vẫn chịu nhiều thách thức trước khi có thể tham gia lại cộng đồng quốc tế.

Ngay cả trong thời bình, đầu tư ở thị trường này vẫn sẽ có những rủi ro tồn đọng. Trong khi Trung Quốc và Hàn Quốc đều muốn giữ Triều Tiên trong tình trạng tương đối ổn định, cả 2 đều không thể kiểm soát được sự biến động của bộ máy lãnh đạo ở quốc gia láng giềng.

"Quan hệ Hàn - Triều, cũng như quan hệ giữa Triều Tiên và các cường quốc khu vực và thế giới, có nghĩa là đầu tư vào nước này có thể dẫn đến bất ổn lớn cho các công ty liên quan", phát ngôn viên của công ty nghiên cứu thị trường BMI nhận định. Một số kịch bản ông đưa ra là Seoul bầu một tổng thống bảo thủ, chống Bình Nhưỡng, vào năm 2022, quá trình phi hạt nhân hóa chững lại và kể cả khả năng thay đổi chế độ ở Triều Tiên.

Lợi nhiều hơn hại

Theo một số chuyên gia ngành may mặc, tiềm năng phát triển lớn hơn rủi ro và Triều Tiên vẫn là một cái tên hấp dẫn cho các nhà sản xuất trong những năm tới, đặc biệt là những hãng tại thị trường lân cận.

"Chúng ta không thể phủ nhận cơ hội lớn ở đây", Gerhard Flatz, giám đốc nhà sản xuất đồ thể thao KTC ở Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết. Theo ông, Triều Tiên có thể là Đông Phi của tương lai mà vị trí tốt hơn. Nước này có thể đóng một vai trò quan trọng trong ngành sản xuất châu Á trong bối cảnh các thương hiệu đang tích cực tìm kiếm nguồn cung ứng.

Triều Tiên có thể là công xưởng thời trang của thế giới - Ảnh 2.

Công ty may An Đô tại TP HCM. Liệu Triều Tiên có thể trở thành "Việt Nam thứ 2" trong sản xuất? (Nguồn: Cogitasia)

Sản xuất tại Triều Tiên sẽ cho phép công ty đưa nguồn hàng về gần hơn với chuỗi cung ứng hiện có và tận dụng một trong những thị trường lao động rẻ nhất Trái Đất. Tiền lương ở đây thấp hơn một nửa Trung Quốc trong khi công nhân được báo cáo là "hiệu quả hơn".

Khi Trung Quốc tập trung vào sản xuất hàng hóa phức tạp hơn và Việt Nam đang thiếu lao động, một trung tâm sản xuất mới có thể giải quyết một loạt vấn đề về chuỗi cung ứng khu vực.

Flatz so sánh khả năng Triều Tiên mở cửa với sự kiện ngành công nghiệp may mặc vào Myanmar một vài năm trước đây.

"Ở những nước này, thời điểm trừng phạt được dỡ bỏ và chính sách miễn thuế được áp dụng cũng là khi sản xuất bùng nổ. Myanmar từng có vấn đề về hình ảnh, đặc biệt là nhân quyền, nhưng giờ không ai nhắc đến. Suy cho cùng, người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến giá cả", ông nói.

Theo Minh Thư

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên