Trở về từ ranh giới sinh tử, tôi học được cách quẳng gánh lo âu và bắt đầu "sống thực sự": Đừng bao giờ lãng phí dù chỉ 1 giây cuộc đời
“Đôi khi cần một cú ngã đau để thực sự biết bạn đang đứng ở đâu” - Hayley Villiams
- 27-04-202010 sai lầm ai cũng dễ dàng mắc phải trong cuộc sống: Tránh được dù chỉ một, cuộc sống thuận lợi thêm bội phần
- 27-04-20203 kiểu nói chuyện điển hình của người EQ thấp nhưng cứ lầm tưởng bản thân là kẻ khôn khéo
- 27-04-2020Đây là lý do tôi duy trì thói quen dậy từ 4:00 mỗi ngày: Muốn đi trước người khác, có cuộc sống không ai có, bạn phải thức dậy trước khi ngày mới của họ bắt đầu
Bạn đã bao giờ trân trọng cảm giác hạnh phúc mỗi khi hít thở sâu? Bạn đã ngừng bận tâm về những gì thế giới có thể làm cho bạn, và thay vào đó tự hỏi mình có thể làm gì cho thế giới? Bạn có biết ơn cuộc sống như là một phần thói quen hàng ngày của mình?
Tôi đã đi xe đạp quanh thành phố New York từ khi còn nhỏ. Từ năm 2009, tôi đi xe đạp đi làm mỗi ngày.
4:30 chiều ngày 22 tháng 11 năm 2011, tôi trở về sau một ngày làm việc.
Một chiếc xe buýt đến New England trên Đại lộ Amsterdam đang vội vàng lao trên đường vì sợ trễ giờ. Thật không may, chiếc xe đó đụng phải tôi.
Tôi chao đảo, chiếc xe đạp quay chín mươi độ và hất văng tôi ra ngoài. Tôi bị chấn thương cột sống, đứt dây chằng vai trái. May mắn thay, tôi không chết.
Tôi vẫn còn nhớ lại cảm giác và âm thanh khi bánh sau của xe buýt đi qua, kéo ba lô của tôi xuống, mạnh đến nỗi dây đeo vai bị xé nát hoàn toàn.
Sau đó là kiện cáo và những ngày vật lý trị liệu. Đó là khoảng thời gian tồi tệ hơn bao giờ hết trong cuộc đời tôi. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và công việc mình đang làm.
Sau khi hồi phục, tôi thất nghiệp và thể chất bị ảnh hưởng nặng nề, tôi buộc phải sắp xếp lại cuộc sống theo một hướng mới.
Đối diện với ranh giới sinh tử
Đối mặt với cái chết đã giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Bạn không ngừng băn khoăn về ý nghĩa của mọi thứ xuất hiện trong cuộc đời mình? Bạn tự hỏi ý nghĩa cuối cùng của sự sống này là gì?
Tin tôi đi, câu hỏi trở nên dễ trả lời hơn sau khi bạn nằm giữa ranh giới của sự sống và cái chết.
Điều đầu tiên tôi nhận ra mình thực sự yêu vợ và cô ấy cũng vậy. Mối quan hệ của chúng tôi trở nên gắn bó hơn sau sự cố đó. Tôi trân trọng cô ấy hơn bao giờ hết. Cô ấy là một trong những mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc đời tôi.
Về sự nghiệp, tôi nhận ra rằng tôi thực sự ghét công việc của mình. Có lẽ việc mất việc sau tai nạn là một món quà giúp tôi thay đổi cuộc sống của mình.
Tôi bắt đầu khám phá các kỹ năng. Tôi tìm thấy không phải một, mà là một vài khả năng mới của bản thân. Tôi sử dụng chúng như một nền tảng để nâng cao và cải thiện bản thân mỗi ngày. Tôi hạnh phúc hơn, và tôi dần chạm đến những ước mơ mà trước đây tôi từng nghĩ mình sẽ không bao giờ có thể đạt được.
Tôi học cách sống chủ động
Tôi bắt đầu giữ liên lạc với cha mẹ thường xuyên hơn. Khi rảnh rỗi, tôi dành tất cả thời gian cho những đứa con của mình.
Tôi học được cách yêu thiên nhiên và hòa mình với nó.
Và mặc dù cuộc sống khiến tôi bận rộn và ít có thời gian gặp mặt bạn bè khi trưởng thành, tôi vẫn cố gắng kết nối với một vài người bạn thân nhất của mình.
Tôi cũng dành ít thời gian hơn để lo lắng về việc tôi sẽ là ai và có nhiều thời gian hơn để tập trung vào người mà tôi muốn trở thành.
Lớn lên trong một gia đình châu Á điển hình, bố mẹ tôi dạy tôi rằng thành công trong cuộc sống đồng nghĩa với việc có nghề nghiệp lương cao. Các công việc như kế toán, bác sĩ, luật sư và kỹ sư chẳng hạn. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng họ đã thất vọng như thế nào khi tôi trở thành một nhà thiết kế đồ họa. Nhưng rồi, thời gian khó khăn cũng qua đi. Ít nhất, tôi có thể lo cho gia đình và chăm sóc bố mẹ.
Mọi người xung quanh đưa ra những đánh giá hời hợt về việc chúng ta là ai thậm chí mặc định chúng ta sẽ chẳng thể làm được gì. Nhưng, sự thật là, chúng ta mới là tác giả của kịch bản cuộc đời mình. Chính chúng ta sẽ quyết định mình là ai, ra sao và như thế nào!
Khi đối mặt với thảm họa, chúng ta có thể để khoảnh khắc đó đánh ngã mình, hoặc chúng ta có thể sử dụng nó như động lực để sắp xếp lại các ưu tiên với những điều khiến chúng ta hạnh phúc.
Tất cả những thay đổi tôi đã đề cập là những điều chỉnh sau vụ tai nạn thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi. Đó là bước ngoặt mang tôi từ ranh giới sinh tử trở về. Sau tất cả, điều duy nhất thôi thúc tôi trân trọng mọi thứ là: Tôi còn sống.
Sống không chỉ là một trạng thái nữa, đó là một hành trình với biết bao trải nghiệm. Ngay cả khi cuộc sống bị xáo trộn, tôi vẫn nhắc nhở rằng mình thật may mắn vì còn sống và tôi tận hưởng những cung bậc cảm xúc đó, bởi vì tôi cảm thấy mọi thứ đều là món quà của tạo hóa. Tôi sống sót sau một tai nạn kinh hoàng và trở về từ tay của thần chết.
Hiện tại, cuộc sống của tôi có ít lo âu hơn. Hầu hết thời gian, chúng ta lo lắng về những giả định trong các trường hợp xấu nhất. Nhưng điều đó không thể thay đổi những gì sẽ đến, thậm chí nó còn khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Vì vậy, tại sao chúng ta lại lãng phí cuộc sống cho những điều vô nghĩa đó.
Vì cuộc sống quá ngắn, bạn đừng lãng phí dù chỉ một phút giây.
*Chia sẻ của Jay Liew là người sáng lập Great Big Minds. Đó là blog chia sẻ nội dung truyền cảm hứng, hướng mọi người tới một cuộc sống tuyệt vời, theo đuổi đam mê và tận hưởng mọi khoảnh khắc của cuộc sống.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19