Tròn mắt với ‘báu vật’ từ mẹ thiên nhiên có giá lên tới 450 triệu đồng/kg nhưng người người nhà nhà săn lùng
Đây là loại gia vị đắt nhất thế giới vì quá trình thu hoạch kỳ công, cũng như tính năng dược liệu và giá trị ẩm thực của nó.
- 27-04-2023Cơ trưởng Jerome Powell và chuyến bay hạ cánh nền kinh tế: Các nhà đầu tư hãy thắt chặt đai an toàn!
- 26-04-2023Cổ phiếu một ngân hàng lao dốc 90% gây báo động ở Washington: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- 26-04-2023Loại “cỏ” mọc trên núi cao Trung Quốc giá cả tỷ đồng/kg, đắt hơn cả vàng nhưng hở ra là bị mua hết
Vào tháng 11, khi gõ cửa bất cứ ngôi nhà nào trên bán đảo Absheron của Azerbaijan, bạn cũng có thể bắt gặp một người dân địa phương với đôi bàn tay nhuộm đỏ. Bởi đây là thời điểm thu hoạch saffron trong năm.
Saffron chính là phần nhuỵ tách ra từ hoa nghệ tây, tên khoa học là crocus sativus. Đây là loài bản địa của khu vực Tây Nam Á. Tại Azerbaijan, loài hoa này thường được trồng trong sân nhà và tương đối dễ chăm sóc.
Mỗi bông hoa nghệ tây thường chỉ có 3 nhuỵ mảnh màu đỏ. Nhuỵ hoa được thu hoạch từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, sau đó được đem phơi khô đến một mức độ nhất định. Toàn bộ quá trình thu hoạch đều thực hiện bằng tay. Đó là một phần lý do vì sao loại gia vị này lại trở nên đắt đỏ bậc nhất thế giới.
Một lý do khác khiến loại gia vị này có giá “trên trời” đó là từ những công dụng của nó. Từ xưa đến nay, saffron được người Hy Lạp và La Mã cổ đại dùng làm nước hoa. Nó cũng là một loại dược liệu được sử dụng ở Trung Quốc từ những năm 1550. Ngày nay, loại thảo mộc này được dùng làm gia vị nấu ăn hoặc chế thành thuốc nhuộm vải.
Ngoài những công dụng trên, saffron cũng được coi như một loại thảo dược quý cho sức khoẻ. Nó có công dụng cung cấp chất chống oxy hoá, chống lão hoá, giảm nguy cơ mắc ung thư. Saffron còn giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa một số bệnh tim mạch và một số vấn đề về tiêu hoá…
Trang Luxurylaunches năm 2019 từng xếp Saffron Absheron đứng thứ 2 trong số 12 nguyên liệu rau củ quả đắt nhất thế giới, xếp sau dưa Yubari King của Nhật Bản. Người ta ước tính, Azerbaijan - một trong những vựa hoa nghệ tây lâu đời nhất thế giới - có thể kiếm được hơn 142,6 triệu USD mỗi năm từ sản xuất saffron.
Nhưng để sản xuất saffron thương mại cần rất nhiều nhân công và tốn chi phí cao. Để làm ra 500g saffron, người dân phải thu hoạch hơn 240.000 nhuỵ hoa từ khoảng 75.000 bông hoa. Hiện 1kg Saffron Absheron có giá 11.000 USD (khoảng 260.000 VNĐ). Nhưng tuỳ thuộc vào chất lượng, giá của chúng có thể lên đến 350-450 triệu VNĐ/kg.
Mặc dù có giá trị cao, diện tích trồng hoa nghệ tây ở một số quốc gia giảm dần trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân phần lớn là do chi phí chế biến cao, áp lực đất đai từ các nhà phát triển và ô nhiễm.
Ở Tây Ban Nha, nơi có thị trường saffron lớn, các cánh đồng hoa nghệ tây đã giảm từ 6.000 ha xuống còn 200 ha trong khoảng thời gian từ năm 1971 đến nay. Ở Hy Lạp, diện tích đã giảm từ 1.600 ha xuống còn 860 ha kể từ năm 1982.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng của Azerbaijan là Iran hiện sản xuất 94% saffron trên thế giới. Hầu hết hoa nghệ tây được trồng ở tỉnh North Khorasan, nơi sản xuất 172 tấn hàng năm. Năm 2014, Iran xuất khẩu 170 tấn saffron trị giá 244 triệu USD sang 53 quốc gia. Năm 2015, Iran sản xuất kỷ lục 310 tấn. Quốc gia này còn hy vọng sẽ tiếp tục tăng sản lượng trong 10-15 năm tới.
Azerbaijan đáp ứng nhu cầu nghệ tây bằng cách nhập khẩu từ Iran. Tuy nhiên, quốc gia này cũng trồng loại cây có giá trị này với số lượng nhỏ. Một số nguồn tài liệu cho rằng vài vùng ở Azerbaijan đã trồng loại gia vị quý và đắt tiền này cách đây hơn 1.000 năm.
Ngôi làng nhỏ Bilgah trên bán đảo Absheron vẫn lưu giữ truyền thống trồng loại cây kỳ diệu này. Saffron được trồng ở khu vực này không thua kém bất kỳ thương hiệu nào trên thế giới. Nếu được bảo quản đúng cách, chúng sẽ không bị giảm chất lượng trong nhiều năm.
Tổng hợp
Nhịp Sống Thị Trường