MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong mạch máu có một thứ được gọi là "quả bom hẹn giờ", ai cũng nên biết sớm để đối phó!

15-09-2017 - 14:50 PM | Sống

Trong mạch máu có một thứ được gọi là "quả bom hẹn giờ", ai cũng nên biết sớm để đối phó!

Bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não được xem là kẻ thù số 1 của sức khoẻ và tuổi thọ của con người. Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia về nguyên nhân tử vong của nhóm người trên 65 tuổi. Kết quả cho thấy, số người chết vì bệnh tim mạch và mạch máu não chiếm hơn 70% tổng số ca tử vong.

Còn tỉ lệ người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc, số người tử vong do đột quỵ và nhồi máu cơ tim mỗi năm có hơn 3 triệu người, chiếm hơn 55% tổng số ca tử vong. Đây là những con số mà chỉ nghe qua cũng không khỏi giật mình.

Cục máu đông tàng hình chính là "quả bom hẹn giờ"

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não ngày càng cao, ngoài các lý do phổ biến chúng ta đều đã biết là huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, béo phì thì theo quan sát lâm sàng cho thấy, có nhiều bệnh nhân trước khi bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ vẫn có thể có chỉ số huyết áp, mỡ máu hoàn toàn bình thường.

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch não não trước khi xuất hiện bệnh, phần lớn trong số họ có tỉ lệ huyết khối trong máu khá cao. Các cục máu đông này tụ lại thành khối lớn, trốn trong đường đi của huyết quản và trở thành "kẻ giết người thầm lặng" vô cùng nguy hiểm.

Khi các cục máu đông này tụ tập càng nhiều thì nguy cơ tấn công sức khỏe càng cao, nhiều lúc sẽ trở tay không kịp, nó được ví là "quả bom hẹn giờ" nhưng chúng ta thường sẽ không biết nó "hẹn" giờ nào để mà triệt phá.

Các cục máu đông được nói ở đây chính là huyết dịch chảy trong huyết quản nhưng do những lý do khác nhau, trong quá trình lưu thông đó, chúng sẽ kết lại với nhau, tạo thành cục máu to dần lên, hay còn gọi là huyết khối.

Khi các cục máu này vận hành trong mạch máu quá nhiều sẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, hay đột quỵ có thể xảy ra.

Tuy nhiên, trước khi xuất hiện bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não, sự hình thành huyết khối đã trải qua một thời gian dài và cực kỳ phức tạp với mức độ thay đổi khác nhau.

Trên thực tế, huyết khối là yếu tố nguy cơ trực tiếp nhất dẫn đến đột quỵ và đau tim.

Người bước vào tuổi trung niên trở đi, buộc phải kiểm tra tình trạng huyết khối

Chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não chính là loại bỏ hoặc làm giảm dần các cục huyết khối.

Những người bị huyết khối tàng hình (trong giai đoạn chưa rõ ràng) thường có thể bị rơi vào trạng thái thiếu hụt khí huyết ở mức độ khác nhau. Các biểu hiện phổ biến như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, bàn chân và tay tê, nhưng cũng có nhiều người có triệu chứng rất nhẹ hoặc không cảm thấy.

Thậm chí, nhiều người kể cả khi đã đến bệnh viện tim mạch và được các chuyên gia về mạch máu não làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, gồm chỉ số mỡ máu, độ nhớt máu, huyết áp, ECG, CT cho kết quả bình thường, làm cho nhiều người rơi vào trạng thái chủ quan, không coi trọng việc theo dõi bệnh tật.

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường xảy ra phổ biến ở những người thường có thái độ chủ quan, cho rằng các vấn đề về tim mạch và mạch máu não của mình ở trạng thái không có vấn đề gì. Khi bệnh xảy ra đột ngột, không có sự chuẩn bị trước, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và thường rơi vào trạng thái quá muộn để bắt đầu điều trị.

Tại Trung Quốc hay ngay cả Việt Nam, các chuyên gia cho rằng dân số đang bước vào ngưỡng già hóa nhanh chóng. Số người cao tuổi ngày càng đông, do đời sống có tiết tấu nhanh và cường độ cao nên cuộc sống có nhiều áp lực, lao động mệt mỏi.

Nhiều người có thói quen ăn uống không đúng cách đã dẫn đến mắc các bệnh mỡ máu, dư thừa protein, dư thừa calo dẫn đến các loại bệnh gọi là "bệnh của thời văn minh" hay "bệnh của người giàu" như tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim đang ngày càng tăng lên, và thường có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng.

Lưu ý:

Bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não hoàn toàn có thể được ngăn ngừa, với điều kiện bạn phải đi khám và phát hiện sớm chứng huyết khối, từ đó tiến hành điều trị sớm với những giải pháp đúng.

Người trung và cao tuổi muốn phòng ngừa đột quỵ do huyết khối thì phải tuân thủ các quy tắc xét nghiệm máu mỗi năm không ít hơn 2 lần. Cần theo dõi thường xuyên, căn cứ theo kết quả xét nghiệm, để lựa chọn cách phòng ngừa tương ứng.

*Theo Health/Sohu

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên