Trung Quốc đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển công nghệ
Đây là một phần trong chiến lược tiến tới tự chủ về công nghệ cốt lõi để cạnh tranh với các nước lớn, đồng thời tạo động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế.
- 20-02-2023Cấu trúc vốn và tầm quan trọng của việc quản lý vốn hiệu quả trong doanh nghiệp công nghệ
- 13-02-2023Thủ tướng yêu cầu bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về Hà Nội
- 02-02-2023Gần 2 tỷ USD vốn FDI vào khu công nghệ cao, các khu công nghiệp Đà Nẵng
Số liệu công bố từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Trung Quốc, năm ngoái các công ty niêm yết đã đầu tư hơn 1.640 tỷ Nhân dân tệ, tương đương gần 230 tỷ USD, tăng 2,6 lần so với 5 năm trước. Các công ty niêm yết có trên 3 triệu nhà nghiên cứu cùng các nhân sự khác làm trong mảng R&D. Gã khổng lồ về ô tô điện của Trung Quốc BYD có đội ngũ R&D nhiều nhất, gần 67 ngàn người, rất nhiều trong số này được đào tạo từ những trường đại học hàng đầu của Mỹ, châu Âu.
BYD đã phát triển loại pin Blade cải thiện độ an toàn, hiệu suất và tuổi thọ còn cao hơn pin lithium-ion. Còn công ty Hygon Information Technology - sản xuất bán dẫn cho các bộ xử lý trung tâm (CPU), trí tuệ nhân tạo AI thì nhân sự R&D chiếm đến 90% nhân lực công ty. Thu nhập bình quân 890 ngàn Nhân dân tệ/người/năm, khoảng 3 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, Trung Quốc hiện có chế độ đãi ngộ rất cao về thu hút nhân tài từ nước ngoài cho một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn mà nước này cần.
Lâu nay, các công ty Trung Quốc thường bắt chước công nghệ tiên tiến từ các công ty Mỹ, Nhật, châu Âu để xây dựng cho công nghệ sản xuất của mình, mở rộng sản xuất tại Trung Quốc, nhưng hiện nay cách làm này ngày càng bộc lộ sự rủi ro.
Có hai lý do chính mà doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào R&D. Thứ nhất là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chất lượng cao, lại được nhiều ưu đãi trong bối cảnh bất động sản bớt hấp dẫn. Thứ hai, căng thẳng Mỹ - Trung về công nghệ đặt các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ thay vì bắt chước để giảm bớt rủi ro và phát triển bền vững.
VTV