Trung Quốc sẽ phóng 38.000 vệ tinh lên vũ trụ để cạnh tranh với Mỹ, cuộc ‘đại chiến giữa các vì sao’ sắp bắt đầu?
Sự hữu dụng của vệ tinh Internet trong việc kết nối máy bay không người lái đã khiến nhiều nước như Trung Quốc phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của thị trường này.
- 18-12-2024Trung Quốc dùng công nghệ đỉnh cao để chế tạo cỗ máy có 1-0-2: 'Đun nồi hơi’ để phát điện siêu sạch, cắt giảm 2 triệu tấn than và nhiên liệu ‘bẩn’ mỗi năm
- 18-12-2024Công ty xe điện Trung Quốc giải thể gây sốc, KOLs hô hào người dân bán xe nhanh còn kịp
- 18-12-2024Trung Quốc thi hành án tử 'quan tham' từng biển thủ, nhận hối lộ hơn 3 tỷ nhân dân tệ
Hãng tin CNBC cho hay Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Mỹ trong mảng dịch vụ vệ tinh mà cụ thể là SpaceX của Elon Musk.
Mạng lưới Starlink của SpaceX hiện có gần 7.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo và phục vụ khoảng 5 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia. Dịch vụ này nhằm mục đích cung cấp internet tốc độ cao cho khách hàng ở những vùng xa xôi và chưa được phục vụ đầy đủ.
Doanh nghiệp này của Elon Musk kỳ vọng sẽ mở rộng con số lên 42.000 vệ tinh và điều này khiến Trung Quốc không hài lòng.
Theo CNBC, Trung Quốc đang hướng tới quy mô tương tự và kỳ vọng sẽ phóng khoảng 38.000 vệ tinh thuộc 3 dự án Internet của mình vào quỹ đạo, bao gồm dự án Qianfan, Guo Wang và Honghu-3.
Không chịu kém cạnh, dự án Eutelsat OneWeb của Châu Âu cũng đã phóng hơn 630 vệ tinh Internet vào quỹ đạo.
Trong khi đó, tập đoàn Amazon của Jeff Bezos đang có kế hoạch đưa 3.000 vệ tinh lên vũ trụ cho dự án Kuiper.
Việc hàng loạt các công ty đưa vệ tinh vào quỹ đạo trái đất đang cho thấy cuộc chạy đua ngày một nóng lên ở mảng hàng không vũ trụ.
Chuyên gia Steve Feldstein của Quỹ CEIP nhận định việc Starlink chứng minh được khả năng mang lại quyền truy cập internet đến với các cá nhân và công dân ở những vùng xa xôi, đồng thời cho phép truy cập bất kỳ trang web hay ứng dụng nào đã khiến Trung Quốc phải cảnh giác.
Việc Trung Quốc kiểm duyệt Internet đã là điều tất yếu ở quốc gia 1,4 tỷ dân này và nếu Starlink đe dọa đến nội dung kiểm duyệt thì chính quyền Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải ra đối sách.
Đồng quan điểm, nhà sáng lập Blaine Curcio của Orbital Gateway Consulting cho rằng việc Trung Quốc chạy đua phóng vệ tinh Internet lên quỹ đạo là động thái phòng vệ cũng như cạnh tranh với SpaceX trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
Trong khi Trung Quốc có thể không phải là thị trường chính của Starlink so với Mỹ, Tây Âu thì cường quốc Châu Á lại có rất nhiều thị trường tiềm năng mà SpaceX của Elon Musk khó tiếp cận, ví dụ Nga, Afghanistan, Syria và Châu Phi.
Chuyên gia Juliana Suess tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (GIISA) cho biết 70% cơ sở hạ tầng viễn thông 4G tại Châu Phi là được Huawei xây dựng, do đó tiềm năng phủ sóng dịch vụ Internet vệ tinh tại đây của Trung Quốc rất lớn.
Hãng tin CNBC nhận định Internet vệ tinh đang dần trở thành một công cụ quan trọng để gây ảnh hưởng địa chính trị cũng như cần thiết cho nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia. Nguyên nhân chính là các cơ sở hạ tầng Internet mặt đất dễ bị tê liệt trong chiến tranh và vệ tinh trở thành nơi truyền tin lý tưởng.
Theo ông Feldstein của Quỹ CEIP, sự hữu dụng của công nghệ Internet vệ tinh tại Ukraine trong việc kết nối máy bay không người lái đã khiến nhiều nước như Trung Quốc phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của thị trường này.
*Nguồn: CNBC
Nhịp sống thị trường