TS. Nguyễn Đức Thành: Bộ Công thương nắm giữ hàng loạt doanh nghiệp, Cục Quản lý cạnh tranh lại thuộc Bộ, vậy xử lý vi phạm thế nào?
Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi tiếp cận theo hướng nâng cao tính độc lập, địa vị, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh. Trong khi đó, hiện tại, có cơ quan quản lý doanh nghiệp cũng đồng thời là cơ quan quản lý cạnh tranh là Bộ Công thương.
- 10-05-2017Hơn 10 năm nay, Luật Cạnh tranh không thể "xử lý" được bát mỳ tôm giá 160.000 đồng ở sân bay
- 29-04-2017Cổ đông Vinasun hiến kế cạnh tranh với Grab, Uber: Kinh doanh thêm xe ôm, lãnh đạo nên thay bớt người nhà bằng người tài bên ngoài...
- 29-04-2017DN vừa và nhỏ trước sức ép cạnh tranh
- 06-04-2017Luật sư Nguyễn Tiến Hòa - Đoàn Luật sư Hà Nội: Áp giá sàn vé máy bay là vi phạm Luật Cạnh tranh
-
TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
-
Mức tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được nếu Chính phủ quyết tâm. Nhưng vấn đề là năm sau thì như thế nào? Cứ làm theo phương pháp cũ hay sao?
Năm 2005, Luật Cạnh tranh chính thức ra đời nhằm giúp cho nền kinh tế Việt Nam hoạt động được hiệu quả, phân bổ nguồn lực khan hiếm được tốt hơn.
“Cạnh tranh là đức hạnh của thị trường, nhờ đó mà nền kinh tế được điều chỉnh phù hợp”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Nhận xét về Luật này, đại diện của Bộ Công thương cũng như nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc được những điểm tốt của các nước đi trước. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, Luật Cạnh tranh 2005 cũng ít nhiều bộc lộ điểm yếu cơ bản, cần có những điều chỉnh.
Cụ thể, Luật Cạnh tranh 2005 chưa xác định được thế nào là một doanh nghiệp có vi phạm về quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, từ hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền đến việc tập trung kinh tế phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan...
Luật Cạnh tranh 2005 còn thiếu các quy định đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong việc giám sát, kiểm soát và xử lý các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh và tập trung kinh tế của doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng vấn đề quan trọng hơn của Luật Cạnh tranh là nó chưa đi vào cuộc sống. Mà như đại diện Bộ Công thương đã thẳng thắn thừa nhận Luật chưa phát huy được sứ mệnh bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Hay như nhận xét của TS. Nguyễn Đức Thành, là “Tôi cho rằng Luật Cạnh tranh của chúng ta không đến nỗi kém, nhưng có áo đẹp trong người mà không biết mặc thì cũng không đi đến đâu cả. Tinh thần của Luật Cạnh tranh của chúng ta còn thấp”.
Rất nhiều vụ việc mà đơn cử như cước vận tải và giá xăng dầu, hành động phi thị trường của địa phương khi ép doanh nghiệp phải mua sản phẩm, bát mỳ tôm giá đắt hơn cả vài chục lần ở sân bay... là minh chứng cho việc Luật thì có nhưng việc thực thi luật, áp dụng luật chưa “nên đầu nên đũa”.
Khi được hỏi về điều kiện nào để Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được thực hiện tốt hơn, TS. Nguyễn Đức Thành đã khẳng định bên cạnh cải thiện nội dung thì quan trọng hơn cả là cơ quan thực thi, là thể chế để cơ quan có thể được độc lập xử lý các hành vi vi phạm.
“Tôi thấy trong dự thảo Luật sửa đổi lần này đã tiếp cận theo hướng nâng cao tính độc lập, địa vị, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh, đó là điểm rất mới và tích cực. Bởi lẽ, nếu nhìn lại, rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta do các Bộ nắm giữ, tiêu biểu như Bộ Công thương với hàng loạt doan nghiệp, Cục Quản lý Cạnh tranh lại là cơ quan Bộ Công thương, vậy xử lý vi phạm như thế nào? Do đó, cần phải tách biệt, độc lập các cơ quan này với nhau”, TS. Nguyễn Đức Thành phân tích.