TS. Nguyễn Đức Thành: Năm 2019, tăng trưởng tín dụng 15% là hợp lý
Nếu như trước đây, việc tăng trưởng kinh tế trong nước phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, thì giờ đây, cơ cấu kinh tế đã tốt hơn...
- 22-12-2018Làm thẻ tín dụng giả, điều hành các website đánh bạc trực tuyến
- 21-12-2018Thị trường tiền tệ 2018: 'Tăng trưởng tín dụng giảm tốc là một trong các điểm tích cực nhất'
- 21-12-2018Vietcombank và Bách Phú Thịnh ký kết hợp đồng tài trợ tín dụng cho dự án Centum Wealth Complex
-
TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
-
Mức tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được nếu Chính phủ quyết tâm. Nhưng vấn đề là năm sau thì như thế nào? Cứ làm theo phương pháp cũ hay sao?
Ngày 20/12, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất lần thứ tư trong năm 2018, thêm 0,25%. Quyết định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tỷ giá trong nước? Trong năm 2019, nếu tín dụng tăng không cần quá cao thì nền kinh tế có thể sẽ vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng cao như năm 2018 hay không?
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN, đã có cuộc trao đổi ngắn với phóng viên xung quanh vấn đề này.
Fed vừa có quyết định tăng lãi suất lần thứ tư trong năm 2018. Theo ông, động thái này sẽ có tác động như thế nào đến tỷ giá trong nước?
TS. Nguyễn Đức Thành: Trước hết, phải nói rằng nguyên nhân Fed tự tin tăng lãi suất là do nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018. Và thực tế cho thấy nền kinh tế Mỹ phục hồi rất nhiều thông qua dự luật về thuế, với việc nới lỏng tài khóa, ngân sách,... Nhưng dư địa tăng lãi suất của Mỹ không còn nhiều.
Hiện có nhiều dự báo nhưng theo tôi việc Fed tăng lãi suất ít tác động đến tỷ giá VND. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chúng ta nên thận trọng với các đồng tiền khác đang giao dịch với Việt Nam, nhất là quan hệ đồng CNY – VNĐ. Còn tổng quát kinh tế Việt Nam 2018 ta thấy xu hướng tăng trưởng ấn tượng, kiểm soát lạm phát tốt. Tôi tin tăng trưởng GDP cao, kiểm soát lạm phát tốt thì tỷ giá không đáng lo vào cuối năm.
Điều đáng lo trong năm 2019 là kiểm soát nợ công. Tôi cho rằng, đây là điều đáng lo nhất của kinh tế vĩ mô trong năm tới.
Vậy đâu là đIểm tựa cho kinh tế Việt Nam trong năm 2019, thưa ông?
Có hai điểm tích cực trong năm 2018. Thứ nhất, đó là tăng trưởng nông nghiệp. Chính phủ đã rất quyết tâm trong việc đẩy mạnh nông nghiệp. Ngoài ra chúng ta cũng đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. Đó là nền tảng để có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Ta cũng thấy chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng 2018 là tốt. Đây là cơ sở tăng trưởng cho năm 2019.
Báo cáo mới đây của NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2018 có thể tăng thấp nhất trong 4 năm, liệu xu hướng này có tiếp tục trong năm sau không, thưa ông?
Tôi nghĩ, xu hướng tăng trưởng tín dụng ổn định trong năm 2018 sẽ tiếp tục trong năm 2019 vì kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng tốt, thâm dụng vốn trong nền kinh tế giảm, nên không có lý do gì để ta tăng mạnh tín dụng năm 2019.
Nếu như trước đây, việc tăng trưởng kinh tế trong nước phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, thì giờ đây, cơ cấu kinh tế đã tốt hơn. Chúng ta đã phát triển được nền công nghiệp phụ trợ, ngành dịch vụ, nông nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Khi thâm dụng tín dụng được cải thiện, thì nên có chính sách tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong dài hạn. Tôi nghĩ tăng trưởng tín dụng khoảng 15% là hợp lý.
Xin cảm ơn ông!
BizLive