TS. Vũ Đình Ánh: Buông lỏng, thả nổi nhà đầu tư xuất phát từ câu chuyện lợi ích các cơ quan nhà nước
Đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đưa ra tại Hội thảo "Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của Kiểm toán nhà nước" diễn ra sáng nay.
- 15-09-2016Kiểm toán nhà nước: Nhà đầu tư BOT một ngày báo cáo sai 500 triệu đồng mà không có ai quản lý!
- 01-09-2016Dự án BOT Quốc lộ 1 qua Hà Nam hoàn thành vượt tiến độ 5 tháng
- 29-08-2016Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cảnh báo cho vay BOT, BT giao thông
- 29-08-2016Không để nhà đầu tư trực tiếp thu phí BOT
-
Tăng tính chuyên nghiệp và uy tín thì sẽ củng cố niềm tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp và tôi tin rằng, với việc hoàn thiện quy định và thực tiễn triển khai một cách đồng bộ thì thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển tốt trong thời gian tới
-
Việc tăng VĐL cho 4 NH trụ cột, nguồn vốn ngoài nhà nước, kể cả vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng, nhất là khi nguồn vốn nhà nước ngày càng khó bố trí sắp xếp.
Đánh giá về những dự án BOT được triển khai trong thời gian qua, TS. Vũ Đình Ánh cho biết những trong khoảng 5 năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã có sự phát triển vượt bậc, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh của cả nước, nhất là ở những tỉnh thành có đường bộ đi qua.
Nhờ đó, năng lực cạnh tranh quốc gia và nhiều tỉnh thành đã được đánh giá cao hơn nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và ODA thu hẹp dần thì chính hình thức BOT là cứu cánh khi hướng vào khai thác các nguồn lực từ trong nước cho phát triển giao thông nói riêng, tăng trưởng kinh tế nói chung.
Tuy vậy, phương thức đầu tư BOT giao thông cũng đang xuất hiện không ít hạn chế bất cập mà như TS. Vũ Đình Ánh nhận định là “luôn đồng hành, hễ có BOT là sẽ có câu chuyện bất cập đi kèm”.
TS. Vũ Đình Ánh cho biết: “Bộ Kế hoạch Đầu tư liên quan đến hình thức đầu tư, quy trình và quản lý đầu tư, chúng tôi khẳng định rằng Bộ có rất nhiều lỗi nhưng cũng rất thành công vì nhờ BOT, hàng trăm ngàn tỷ đồng đã đổ vào giao thông làm thay đổi bộ mặt của giao thông trong 5 năm vừa qua”
Ông nói tiếp: “Tôi nhớ lần đi nói chuyện có người đề xuất là bỏ xin cho đi thì một đồng chí bảo rằng nếu bỏ cơ chế xin cho đi thì còn gì mà làm. Trong tư duy của chúng ta vẫn còn câu chuyện đó”.
Cho rằng các vấn đề xuất phát từ câu chuyện lợi ích, TS. Ánh chia ra làm 3 nhóm lợi ích gồm: Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan quản lý của nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Theo đó, ông nhận định ở nhóm thứ nhất, Bộ Kế hoạch Đầu tư cần nhà đầu tư và vốn đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải thì cần các công trình hạ tầng. Như vậy với xuất phát đó, thì các Bộ không có lợi ích gì hay thực ra không có ý nghĩa trách nhiệm gì phải kiểm soát chặt chẽ các nhà đầu tư.
“Có ý kiến cho rằng đang có sự buông lỏng thả nổi các nhà đầu tư, tôi cho rằng chính các cơ quan nhà nước này với lợi ích của họ còn nhiều khi đã khuyến khích từ ngầm đến công khai các nhà đầu tư”, TS. Ánh nhận xét.
Ở nhóm thứ hai, các nhà đầu tư, TS. Ánh cho biết ông hoàn toàn chia sẻ với mục tiêu của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận bằng cách này hay cách khác. “Chúng ta không thể phủ nhận câu chuyện nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ trong quy trình đầu tư đến khi vận hành, cho đến trước khi phải chuyển giao cho nhà nước, họ phải tối đa hoá lợi nhuận của họ”, ông nói.
Nhóm cuối cùng ở đây chính là lợi ích của người sử dụng công trình BOT nói riêng và xã hội nói chung. TS. Ánh cho biết ông có cảm giác là Kiểm toán nhà nước đang công bố kết quả đứng là dưới góc độ là kiểm toán nhà nước chứ không đứng dưới dư luận xã hội hiện nay.
“Nếu tôi là người dân, tôi không quan tâm nộp phí con đường, cái cầu BOT nào đó bao năm. Tôi chỉ quan tâm mỗi lần qua đó phải nộp bao nhiêu tiền. Và nếu như 70km tôi phải nộp 1 lần khác hẳn câu chuyện 30km tôi phải nộp 1, tức là thành 2 lần. Người dân chỉ quan tâm đến cái đó!”. TS. Ánh ví dụ.
Nhưng dù vậy, xét trên góc độ lợi ích, để kiểm tra, giám sát dự án BOT, theo TS. Ánh, thì không có một cơ quan nào phù hợp hơn Kiểm toán nhà nước vì đơn vị này không đứng một chân nào trong 3 chân lợi ích kia cả.
“Kiểm toán nhà nước đã công bố một cái rất hay đó là kiến nghị giảm thời gian thu phí xuống còn 14 năm rưỡi, thay vì 20 năm như hiện nay. Kiểm toán nhà nước đứng trên lợi ích của ai, xin thưa chẳng lợi ích của ai cả”, TS. Ánh cho biết.
Theo đó, nhà đầu tư rất khó chịu vì đáng lẽ ra họ còn thu thêm được 4 đến 5 năm nữa nhưng bị lấy mất. Ngân sách nhà nước thì được nhận về sớm hơn nhưng mà còn 14, 15 năm nữa cũng chưa biết thế nào. Còn cái mà xã hội và người đi đường quan tâm là mức thu thì cũng chằng hề giảm.
Như vậy, TS Ánh nhận định không có cơ quan nào có đầy đủ vấn đề về lợi ích, trách nhiệm, nghiệp vụ trình độ để phát hiện ta và góp phần xử lý những mặt trái, sai sót gắn với các dự án BOT hơn Kiểm toán nhà nước vì “hoạt động kiểm toán chỉ phục vụ minh bạch chứ không có một lợi ích gì trong việc phát hiện ra sai phạm hay không trong từng dự án BOT”.