TTCK Nhật Bản bùng nổ: Đồng yên yếu có phải là tất cả?
Đồng yên yếu có tốt cho thị trường chứng khoán? Câu trả lời rất phức tạp.
- 23-05-2024Biên bản họp Fed: Nhiều quan chức bỏ phiếu sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát không hạ nhiệt
- 23-05-2024Trung Quốc công bố phát minh đột phá: Ứng dụng kỹ thuật công nghệ tạo ra vật liệu ‘bền chưa từng có’, đặc biệt rẻ, không thể thiếu trong những ngành của tương lai
- 23-05-2024Quốc gia "nhà giàu" của Đông Nam Á báo cáo GDP quý 1 vượt kỳ vọng, tăng nhanh nhất trong 18 tháng: Một phần nhờ công của... Taylor Swift
Thông thường, đồng yên giảm được coi là điều tích cực đối với chứng khoán Nhật Bản, vì như vậy hàng xuất khẩu của nước này sẽ có tính cạnh tranh hơn. Điều này chắc chắn vẫn đúng ở một mức độ nào đó. Theo Bank of America, hơn một nửa số công ty trong chỉ số Topix là các nhà xuất khẩu.
Ngân hàng này cho biết mỗi khi tỷ giá yên với USD tăng thì chỉ số Topix 500 – chuyên theo dõi các công ty lớn nhất Nhật Bản – tăng thêm 0,5%. Trong khi đó, Toyota và Honda đã báo cáo lợi nhuận kỷ lục trong năm tài chính tính đến tháng 3, một phần nhờ đồng yên rẻ.
Nhưng đồng yên mất giá quá nhiều sẽ không thúc đẩy cổ phiếu. Chỉ số Topix đã giảm 1,5% kể từ cuối tháng 3, ngay cả khi đồng yên giảm. Đồng yên chạm mức 160 yên đổi 1 USD trong tháng 4, trước khi bị nghi ngờ là chính phủ Nhật Bản đã ra tay can thiệp để đưa đồng yên trở lại. Hiện đồng tiền này đang giao dịch ở mức 156 yên đổi 1 USD, yếu hơn gần 10% so với đầu năm.
Đồng yên tiếp tục mất giá sẽ gây ra hai rủi ro cho thị trường.
Đầu tiên, đồng yên yếu có thể làm tăng chi phí nhập khẩu các mặt hàng như thực phẩm và năng lượng, từ đó làm ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền lương thực tế và chi tiêu tiêu dùng. J.P. Morgan tính toán rằng đồng yên giảm sẽ có tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán, trong điều kiện không phá vỡ ngưỡng 157 yên đổi 1 đô la.
Vào tháng 3, lương thực tế của Nhật Bản đã giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng kết quả đàm phán lương mang lại hy vọng rằng họ có thể tăng vào cuối năm nay. Các công ty tập trung vào nội địa có thể sẽ hoạt động kém hơn so với các công ty xuất khẩu, do chi phí tăng cao và khả năng ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Thứ hai là rủi ro tiền tệ đối với nhà đầu tư nước ngoài, những người đang hoạt động trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Chỉ số Topix đã tăng 16% trong năm nay tính theo đồng nội tệ, nhưng chỉ tăng 5% khi tính bằng USD. Các nhà đầu tư không phòng ngừa rủi ro tiền tệ có thể ngần ngại nhảy vào thị trường khi gặp rủi ro.
Lý do khiến chỉ số Nikkei 225 đạt đỉnh mới sau 34 năm vẫn còn đó, chẳng hạn như quản trị doanh nghiệp được cải thiện và lợi nhuận cho cổ đông gia tăng. Nhưng khó có thể mong đợi thêm lợi ích từ đồng yên yếu.
Theo WSJ
Nhịp Sống Thị Trường