Từng bị kỳ thị vì lối sống "ẩn sĩ", nay thế hệ hikikomori tại Nhật Bản lại trở thành "chuyên gia" cách ly xã hội giữa mùa dịch: Ở nhà không có nghĩa là cô đơn
Thế hệ hikikomori từng là “nỗi xấu hổ” của người Nhật với những tiếng xấu như vô dụng, kỳ quặc, chỉ biết ăn bám. Tuy nhiên, không phải hikikomori nào cũng như vậy. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 buộc tất cả phải ở nhà như hiện nay, đây lại là những người đầy kinh nghiệm sinh tồn và ít bị ảnh hưởng nhất.
- 26-04-2020Chùm ảnh: Những chuyến bay chở theo nỗi buồn nặng trĩu của thế giới, chỉ còn một số hành khách đặc biệt tiếp tục bay giữa dịch Covid-19
- 26-04-20205 kiểu nhân viên luôn là "cái gai trong mắt" sếp, chăm chỉ đến đâu cũng khó bề thăng tiến nổi: Thời buổi khó khăn càng nên cảnh giác, tránh phạm sai lầm
- 25-04-2020Quãng thời gian thất nghiệp, vô gia cư đã dạy tôi bài học đắt giá để sống sót qua đại dịch Covid-19: Khi còn sung túc, đừng lãng phí đồng tiền xương máu vào thứ vô nghĩa
1 tháng tự cách ly ở nhà có thể khiến những người chưa quen cảm thấy dài bất tận. Tuy nhiên, đối với thế hệ hikikomori tại Nhật Bản thì điều này chằng có vấn đề gì. Thậm chí, họ còn có rất nhiều kinh nghiệm để giữ cho đầu óc tỉnh táo trong đại dịch Covid-19 lần này.
Bộ Y tế Nhật Bản định nghĩa “hikikomori” là những người tự giam mình trong nhà trong ít nhất 6 tháng, không đi học hay đi làm, cũng như không giao tiếp với ai ngoài người thân trong gia đình.
Theo các nghiên cứu của chính phủ, ước tính có khoảng hơn 1 triệu hikikomori đang sống tại Nhật Bản. Mặc dù giờ đây mọi người đã sử dụng khái niệm này thoải mái hơn để miêu tả bản thân trong quãng thời gian ở nhà tránh dịch Covid-19, hầu hết các hikikomori thực sự đều cô lập mình trong nhà nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ.
Nito Souji - một hikikomori có thâm niên hơn 10 năm - cho biết, điều quan trọng là phải tập trung vào bức tranh tổng thể và đón nhận mỗi ngày.
“Tôi đã trở thành hikikomori với mục tiêu sống mỗi ngày chỉ để làm những việc có giá trị. Vì thế, 10 năm qua còn dễ chịu hơn là ra ngoài làm việc”, anh cho biết.
Không thể tìm được một công việc tốt sau khi tốt nghiệp đại học ở Tokyo, lại nhận ra mình muốn trở thành họa sĩ truyện tranh, Nito đã về quê tập vẽ với hy vọng sáng tác doujinshi - truyện tranh tự xuất bản - và nhiều tác phẩm khác. Ban đầu, anh chỉ định làm hikikomori trong 3 năm, hoặc đến bao giờ có thể tự nuôi sống mình.
“Tôi không có bạn bè ở quê và tôi cảm thấy mình đã quá vội vã sống tự lập. Cảm thấy xấu hổ mỗi khi ra ngoài, tôi quyết định trở thành hikikomori”, anh nói. Hiện tại, Nito đang sống một mình trong căn hộ của người dì ở Kobe, tỉnh Hyogo.
Ước mơ được kiếm sống bằng chính tác phẩm của mình đã trở thành động lực để Nito học tiếng Anh và phát triển game vào năm 2015. Suốt 5 năm qua, anh nỗ lực hết mình vào hai lĩnh vực này. Giờ đây, với khả năng tiếng Anh trôi chảy cùng tựa game đầu tiên được phát hành trên Steam - một dịch vụ phân phối video game trực tuyến dành cho các nhà phát triển độc lập, mọi công sức của anh đã được đền đáp.
“Trong vòng 10 năm qua, tôi đã sáng tạo được bất kỳ thứ gì tôi muốn. Do đó, dù khổ sở ra sao tôi cũng chịu được”, anh tâm sự.
Nito hy vọng doanh thu game sẽ khả quan để anh có đủ tiền từ bỏ lối sống này và trở thành một nhân viên bình thường sau khi dịch Covid-19 qua đi.
“Hãy hy vọng và nỗ lực từng chút mỗi ngày. Đó là điều đã giúp tôi”, anh nói.
Trong khi đó, “CLiONE” - một hikikomori làm nghề DJ ở Tokyo - khuyên mọi người nên trò chuyện thường xuyên trên mạng để xua tan cảm giác cô đơn trong những ngày giãn cách xã hội.
“Dù tính cách của bạn như thế nào, việc giao tiếp với người khác cũng giúp giảm stress. Nếu cứ nghiền ngẫm mọi thứ một mình, suy nghĩ của bạn sẽ đi sai hướng. Vì thế, ngay cả việc nói chuyện với bạn bè qua điện thoại cũng giúp thay đổi tâm trạng bạn”, anh nói.
Trong 2-3 năm qua, CliONE đã dành phần lớn thời gian ngồi nhà, sản xuất và remix nhạc, hoặc nhận việc thông qua nền tảng crowdsourcing (tìm kiếm ý tưởng cộng đồng. Vì chỉ biểu diễn bằng cách livestream trên tài khoản YouTube với 13.000 lượt theo dõi, các hoạt động của anh vẫn tuân thủ quy định về giãn cách xã hội.
Theo CliONE, việc tương tác với người hâm mộ qua livestream giúp anh thư giãn đầu óc khỏi những tin tức tiêu cực về Covid-19 xuất hiện trên các phương tiện truyền thông mỗi ngày.
“Nếu không có nhiều bạn bè, bạn có thể tâm sự với người lạ chưa từng gặp gỡ trên các nền tảng chơi game hoặc qua livestream. Tôi rất khuyến khích mọi người giao lưu trên mạng”, anh nói.
Shin - người đàn ông 35 tuổi có 4-5 năm kinh nghiệm làm hikikomori - cho biết, anh từng cảm thấy hơi stress một chút vì phải sống một mình ở tuổi 21. Tuy nhiên, các hoạt động đã giúp anh rất nhiều.
“Khi nào bị stress, tôi sẽ xem phim hành động. Vận động cơ thể trong nhà cũng giúp giảm stress ở một mức độ nào đó”, Shin nói.
Khái niệm hikikomori được dùng thoải mái hơn kể từ khi Nhật Bản thực hiện cách ly xã hội. (Ảnh minh họa)
Do không phù hợp với văn hóa công sở tại Nhật Bản, Shin thường xuyên bị mất ngủ và làm việc quá sức tại một công ty game. Sau đó, anh quyết định sống như một hikikomori để sạc lại năng lượng cho bản thân.
“Ban đầu, tôi dành cả ngày để ngồi và nhìn ra ngoài cửa sổ. Ngoài việc đi khám bệnh và đi dạo với mẹ, tôi luôn ở trong nhà. Tôi dùng máy tính khá thường xuyên nên không thiếu thứ để học hay giải trí”, anh tâm sự.
Mặc dù đã từ bỏ lối sống hikikomori vào năm 27 tuổi nhờ sự giúp đỡ của một tổ chức phi lợi nhuận, Shin vẫn dành phần lớn thời gian ở nhà.
Hiện tại, anh đang sống tại Fukuoka cùng cô vợ người Mỹ của mình, làm lập trình viên freelance để kiếm sống. Cặp đôi khiến bản thân bận rộn bằng cách chơi game, xem phim, vẽ hoặc tô màu cùng nhau.
“Nếu bây giờ vẫn còn là hikikomori, tôi không nghĩ mọi chuyện xảy ra ngoài kia sẽ thay đổi mình”, anh nói.
Đối với cả Nito và CLiONE, yêu cầu giãn cách xã hội của chính phủ Nhật cũng không phải vấn đề gì to tát.
“Tôi sử dụng dịch vụ giao thực phẩm tận nhà theo tuần được một khoảng thời gian rồi, vì thế tôi còn chẳng phải đến siêu thị. Do đó, tôi không hề rời khỏi nhà. Tôi chỉ ra ngoài 1-2 lần/tuần để đổ rác”, Nito nói.
Tại Nhật, ước tính có hơn 1.000.000 người đang là hikikomori. (Ảnh minh họa)
Theo Nito, lịch cắt tóc là thứ duy nhất bị ảnh hưởng từ đại dịch này. Thay vì vào thành phố để cắt tóc cứ 2 tháng/lần, lần này anh đã đến một tiệm gần nhà.
“Tôi thực sự không muốn ra ngoài trong lần cắt tóc tới. Cơ thể tôi dễ bị nhiễm lạnh, lại thêm yếu ớt vì lối sống hikikomori. Vì thế, tôi nghĩ sẽ tự cắt tóc mình lần tới”, anh nói.
Với các tiến bộ công nghệ hiện nay, CliONE có thể làm việc trên mạng một cách dễ dàng. Do đó, dịch bệnh không tác động nhiều tới cuộc sống thường nhật của anh.
“Tôi không hay ra ngoài, do đó nhịp sống của tôi không bị ảnh hưởng lắm bới Covid-19”, anh cho biết.
Trong khi đó, CliONE dự đoán rằng thực tế ảo và livestream sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế giới “hậu Covid-19”. Theo anh, mọi người sẽ vẫn tránh tiếp xúc với nhau kể cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
“Có khả năng các nghệ sĩ sẽ không thể biểu diễn trực tiếp như trước nữa”, anh nói.
Khi ấy, việc sử dụng công nghệ để kết nối với nhau sẽ không chỉ quan trọng với thế hệ hikikomori mà còn với tất cả mọi người.
“Ban đầu bạn có thể sợ hãi, nhưng nếu đủ dũng cảm để bước tiếp, mạng lưới quan hệ của bạn sẽ mở rộng. Bạn sẽ không cảm thấy cô đơn nữa”, CliONE khẳng định.
(Theo SCMP)
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19