Từng bị nhồi máu cơ tim nhưng viện sĩ 87 tuổi vẫn có mạch máu thông thoáng nhờ 2 quy tắc ăn đơn giản
Chuyên gia hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc, viện sĩ Chung Nam Sơn (87 tuổi) đã chia sẻ quy tắc ăn uống đơn giản giúp ông giữ mạch máu luôn thông thoáng.
- 08-06-2024Cụ bà hồi sinh kỳ diệu sau khi hôn mê sâu vì nhồi máu cơ tim
- 22-05-2024Trước khi nhồi máu cơ tim, diễn viên Đức Tiến gắng sức làm 1 việc: Bác sĩ cảnh báo tác hại
- 10-04-2024Giám đốc nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim: BS thảng thốt vì 35 tuổi nhưng mạch máu như người 85
Viện sĩ Chung Nam Sơn (87 tuổi), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Quốc gia về Bệnh Hô hấp, Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Y Quảng Châu, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc là một trong những chuyên gia về bệnh hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc.
Chuyên gia Chung Nam Sơn từng chia sẻ, 18 năm trước, ông bị nhồi máu cơ tim cấp tính do làm việc với cường độ cao trong thời gian dài. Viện sĩ Chung Nam Sơn sau đó đã phải tiến hành phẫu thuật đặt stent mạch vành để thông tắc mạch máu.
Stent là một cuộn lưới kim loại nhỏ, được đưa vào đoạn mạch vành tắc nghẽn. Sau đó, bóng thu nhỏ trong stent sẽ được nong lên để mở rộng lòng mạch, giúp mạch máu thông thoáng, cải thiện tuần hoàn. Đặt stent mạch vành là thủ thuật thường được thực hiện để điều trị các bệnh mạch vành cũng như xử trí trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.
Đặt stent giúp cải thiện khả năng cung cấp máu cho động mạch vành và điều trị thiếu máu cục bộ. Stent có tuổi thọ gần như suốt đời (trừ stent tự tiêu) nhưng đặt stent không thể giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn các vấn đề tim mạch vành. Sau can thiệp, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái tắc hẹp mạch vành. Bệnh nhân có thể bị tái tắc hẹp có thể chỉ sau 6 - 12 tháng nhưng cũng có bệnh nhân sau 15 - 20 năm can thiệp mạch vành mới bị tái tắc hẹp mạch máu. Tất cả tùy thuộc vào lối sống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật đặt stent.
Với trường hợp của viện sĩ Chung Nam Sơn, dù đã đặt stent mạch vành 18 năm nhưng trong suốt khoảng thời gian này, mạch máu của ông chưa từng bị tái tắc nghẽn. Chuyên gia cho biết, mạch máu của ông luôn thông thoáng là nhờ vào thói quen ăn uống mà ông thực hiện hàng ngày.
Thói quen ăn uống giúp vị chuyên gia bảo vệ tim mạch
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Viện sĩ Chung Nam Sơn cho biết, để duy trì mạch máu khỏe mạnh, ông đã xây dựng các 2 quy tắc ăn uống lành mạnh.
Ăn ít dầu mỡ, ít muối
Đầu tiên, chuyên gia Chung Nam Sơn có chế độ ăn ít dầu mỡ và ít muối. Chuyên gia giải thích rằng thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và nhiều muối có hại cho sức khỏe tim mạch.
Chế độ ăn nhiều muối có thể góp phần gây ra tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao có thể gây tổn thương mạch máu nếu không được điều trị kịp thời, từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu trên tạp chí Heart cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 28%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 22% và nguy cơ suy tim cao hơn 37%.
Ăn 20% thực phẩm từ động vật, 80% thực phẩm từ thực vật
Ngoài ra, chuyên gia Chung Nam Sơn cũng áp dụng thêm quy tắc ăn 20-80. Cụ thể, bữa ăn của ông sẽ gồm 20% thực phẩm có nguồn gốc động vật và 80% thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Chuyên gia Chung Nam Sơn ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời ông cũng chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu protein chất lượng cao từ các loại đậu và giảm ăn thịt đỏ.
Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Viện sĩ Chung Nam Sơn giải thích rằng các chất dinh dưỡng này giúp ông kiểm soát lipid máu và huyết áp một cách hiệu quả, từ đó giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Đời sống & pháp luật