MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từng là tượng đài của thế giới với những chiếc ô tô Made in Germany, xe điện của Đức đối mặt muôn vàn thách thức, tỏ ra "lép vế" hẳn so với sự bành trướng của xe điện Trung Quốc

12-06-2024 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

Đức hiện là nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất châu Âu và đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.

Từng là tượng đài của thế giới với những chiếc ô tô Made in Germany, xe điện của Đức đối mặt muôn vàn thách thức, tỏ ra

Các nhà sản xuất ô tô của Đức đã sản xuất tổng cộng 1,27 triệu xe điện chạy pin và xe điện lại xăng vào năm 2023, dẫn đầu châu Âu và đứng thứ thứ 2 sau Trung Quốc về sản lượng.

Theo Hiệp hội công nghiệp ô tô Đức (VDA), có 995.000 xe chạy hoàn toàn bằng điện đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp của Đức vào năm 2023.

Trung Quốc hiện thống trị sản xuất xe điện toàn cầu, nhưng hầu hết ô tô của nước này đều được bán trong nước. Ngược lại, 76% xe điện của Đức được bán ra nước ngoài. Mỹ giữ vị trí nhà sản xuất xe điện lớn thứ ba thế giới.

Theo tờ DW của Đức, Cơ quan Vận tải Ô tô Liên bang ước tính đến ngày 1/1/2030, khoảng 10 triệu xe điện sẽ được đăng ký ở Đức, chiếm khoảng 20-25% thị phần so với mức 18,5% hiện tại.

Tuy nhiên, triển vọng sản xuất xe điện năm 2024 của Đức được cho là không suôn sẻ. Chương trình trợ cấp xe điện của chính phủ Đức vốn được cho là sẽ kéo dài đến cuối năm 2024 đã bất ngờ bị ngừng vào tháng 12 năm ngoái sau khi sửa đổi ngân sách 2024. Tòa án hiến pháp Đức đã gây ra một lỗ hổng ngân sách 60 tỷ euro (65,36 tỷ USD), buộc chính phủ phải hủy bỏ một số chương trình.

Theo chương trình kéo dài được 7 năm, tùy thuộc vào giá trị và loại xe điện, chính phủ và các nhà sản xuất ô tô sẽ trợ cấp người mua một chiếc xe điện mới tối đa 6.750 euro. Nhưng kể từ ngày 1/1 năm 2024, trợ cấp dành cho xe chạy hoàn toàn bằng điện có giá niêm yết không cao hơn 45.000 euro giảm xuống còn 4.500 euro. Tuy nhiên, những sản phẩm có giá niêm yết trên 45.000 euro sẽ không còn đủ điều kiện nhận trợ cấp nữa.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô Đức phải đối mặt với sự phức tạp trong phát triển phần mềm và chuỗi cung ứng, khiến họ tụt hậu so với Tesla và các nhà sản xuất Trung Quốc. Thêm vào đó, các hãng xe Đức thường phải hợp tác với các công ty Mỹ và Đông Á để đáp ứng nhu cầu về pin, dẫn đến vấn đề phụ thuộc và tốc độ phát triển công nghệ pin chậm hơn. Trước tình hình này, Đức cũng đang tăng cường khả năng sản xuất pin. Các hãng bao gồm Volkswagen đang hợp tác với các công ty như Northvolt để đảm bảo chuỗi cung ứng pin EV ổn định.

Theo Electrek

Yến Nguyễn

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên