Từng quyết đào hầm 6,2km lập kỷ lục Đông Nam Á nhưng phụ thuộc công nghệ ngoại, nay Việt Nam nắm được bí kíp, tự tin xây hầm có địa chất kỳ lạ chưa từng thấy
Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ xây hầm đường bộ.
- 29-10-2024Xây siêu công trình dài 170km để thoát phụ thuộc khai thác "mỏ vàng" lớn nhất thế giới nhưng không ngờ phải cắt còn 2km, siêu cường Trung Đông vẫn gây choáng
- 29-10-2024Nhật có công nghệ vượt trội nhưng vẫn bị từ chối, một nước chốt châu Âu xây dự án 16 tỷ USD, bất ngờ tự chủ công nghệ sau đúng 1 lần hợp tác nước ngoài
Hơn 20 năm về trước, Việt Nam thi công hầm theo phương thức truyền thống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và không tối ưu thời gian và chi phí. Sau đó, khi quyết định làm hầm đường bộ Hải Vân dài 6,2 km (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng), Việt Nam đã quyết định sử dụng công nghệ đào hầm NATM của Áo.
Tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm nên Việt Nam đã thuê các kỹ sư Nhật Bản thi công, các kỹ sư Việt chỉ tham gia với vai trò phụ. Theo Bộ Giao thông Vận tải, công trình hầm Hải Vân đã được đánh giá là một trong những công trình giao thông có sự chuyển giao công nghệ thành công nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
Đáng chú ý, hầm Hải Vân dài 6,2km, rộng 11,9m, cao 7,5m, có 18 điểm mở rộng đỗ xe khẩn cấp, được xem dài và hiện đại nhất Đông Nam Á lúc ấy, với giá thành rất rẻ khoảng 250 triệu USD.
Sau khi hầm đường bộ qua đèo Hải Vân hoàn thành và khánh thành vào năm 2005, ngành GTVT Việt Nam đã tiếp thu thành công các công nghệ trong phương pháp đào hầm NATM như công tác khảo sát, phân loại đất đá, quan trắc sự chuyển vị. Các kỹ sư Việt Nam cũng đã làm chủ phần mềm máy tính và nắm bắt quy trình quản lý một dự án hầm lớn.
Năm 2012, hầm Đèo Cả dài 4,2 km, nối Khánh Hòa - Phú Yên, đánh dấu bước tiến của kỹ sư Việt Nam khi thi công chính bằng NATM, với chuyên gia Nhật giám sát. Sau đó, các hầm Cù Mông (2,6 km), Hải Vân 2 (hơn 6 km), Núi Vung (hơn 2 km), Thung Thi... đều do đội ngũ Việt Nam tư vấn, thiết kế, giám sát và thi công.
NATM là công nghệ hiện đại, áp dụng hệ thống cảm biến số hóa đặt dọc theo bề mặt hầm để liên tục đo đạc biến dạng và chuyển vị của địa chất quanh hầm. Dữ liệu này giúp đánh giá và điều chỉnh kịp thời các biện pháp thi công để tránh các rủi ro như sạt lở hay biến dạng.
Hệ thống phần mềm tích hợp giám sát, theo dõi tiến độ và phân bổ tài nguyên tự động. Công nghệ này giúp đảm bảo tiến độ, phối hợp các giai đoạn thi công như phun bê tông, cắm neo, và đặt lưới thép được thực hiện đúng lúc và đúng chỗ.
Cùng với đó, áp dụng công nghệ số, tính toán lượng kíp nổ tối ưu, có thể giảm 10-15% chi phí. Công nghệ thiết bị mới cũng áp dụng cho việc khoan đào, hệ thống GPS cho phép định vị chính xác khi đào từ hai đầu núi dù khoảng cách hàng km, giúp đo tâm đường hầm hai phía có lệch nhau hay không.
Nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng từng cho biết, “cái được lớn nhất xây dựng hầm đường bộ 10 năm qua là đội ngũ kỹ sư, công nhân người Việt Nam đã kế thừa, làm chủ công nghệ khoan hầm tiên tiến, kiểm soát rủi ro. Những hầm Đèo Cả, Cù Mông hay hầm Hải Vân 2 đã khẳng định người Việt Nam có bản lĩnh, đủ trí tuệ làm những việc mà những nước tiên tiến đã và đang làm”.
Hiện nay, Việt Nam không chỉ làm chủ công nghệ đào hầm đường bộ tiên tiến mà còn phát triển giải pháp thi công mới, giúp đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo an toàn, chất lượng công trình.
Tại hầm Tuy An Phú Yên (Gói thầu XL01, thuộc cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong có tổng mức đầu tư khoảng 10.700 tỷ đồng), do Liên danh Tập đoàn Đèo Cả thi công, gặp phải địa chất phức tạp, khác hẳn so với hồ sơ thiết kế. Tình trạng cát chảy, sạt lở gương đào, và chuyển vị kết cấu chống đỡ liên tục xảy ra, gây khó khăn cho tiến độ và an toàn.
Giám đốc Ban Điều hành Gói thầu XL01 cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong cho biết, đã thi công nhiều hầm đường bộ lớn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam như Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, Thung Thi, Trường Vinh, Núi Vung nhưng chưa bao giờ gặp phải đới địa chất lạ kỳ như vậy. Các chuyên gia hàng đầu về hầm tại Trường Đại học GTVT cũng phải thừa nhận đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ.
Trước thách thức này, Tập đoàn Đèo Cả chủ động điều chỉnh biện pháp thi công phù hợp, tăng cường kết cấu chống đỡ, phun bê tông, cắm neo trước, và khoan thăm dò địa chất (45-50m) để đánh giá và xử lý kịp thời. Nhân lực và vật tư được huy động gấp đôi, quyết tâm hoàn thành Gói thầu XL01 và đưa toàn dự án vào khai thác trong tháng 9/2025.
Nhịp sống thị trường