Tưởng làm những việc này có thể thoát khỏi mệt mỏi, nhưng nó sẽ càng khiến bạn uể oải hơn mà thôi
Bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ hoặc ủ rũ trong khi làm việc thì đây chắc chắn là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.
- 25-02-20183 hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ ngay từ bây giờ
- 24-02-20188 động tác yoga giúp giải tỏa căng thẳng cơ bắp và tâm trí ai cũng có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi
Cần biết rằng, chu kỳ ngủ của cơ thể đòi hỏi tính nhất quán và nếu có những dấu hiệu cho thấy giấc ngủ kéo đến không đúng “lịch trình” thì nó có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác của cơ thể như sự giải phóng hoormone, nhiệt độ cơ thể, khả năng miễn dịch, ghi nhớ, kiểm soát cân nặng…
Nếu nhận thấy những dấu hiệu xấu của cơ thể mà không thể nghỉ ngơi ngay lập tức (ví dụ đang trong giờ làm việc) thì cũng hãy cố gắng tránh làm những việc làm dưới đây nhé:
1. Uống quá nhiều cà phê một ngày
Uống quá nhiều cà phê hoàn toàn không khiến bạn tỉnh táo hơn đâu, chúng chỉ làm cho cơ thể thêm mệt mỏi mà thôi. Khi cơ thể đang đòi hỏi được nghỉ ngơi thì bạn lại thúc ép nó gồng mình lên bằng chất kích thích có trong cà phê, dẫn đến một sự đối chọi trong cơ thể. Không những thế, chất caffein có khả năng lưu giữ tận 5 tiếng trong dạ dày, vì vậy nếu bạn uống thêm cà phê trong vòng 5 tiếng nữa thì sẽ rất khó ngủ vào ban đêm. Vòng tuần hoàn đó lặp lại vào sáng hôm sau khi bạn cảm thấy buồn ngủ díp mắt vì một đêm mất ngủ.
2. Tập luyện với 100% năng lượng
Làm việc, dù là ngồi một chỗ cũng đòi hỏi sử dụng năng lượng. Nếu bạn đã dùng hết năng lượng của mình vào việc tập thể dục thì các cơ bắp sẽ rất mệt mỏi. Thay vì những bài tập cường độ nặng, bạn có thể khởi động ngày mới bằng những bộ môn nhẹ nhàng hơn như đạp xe, đi bộ chẳng hạn.
3. Ngủ trưa quá lâu
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên chợp mắt nghỉ trưa khoảng 20-30 phút nếu không muốn một buổi chiều mệt mỏi, kém tập trung và một đêm khó ngủ.
4. Thay đổi thói quen ngủ hàng ngày
Chúng ta có xu hướng đi ngủ hoặc chợp mắt khi cảm thấy mỏi mệt, nhưng điều này lại vô tình phá vỡ nhịp sinh học vốn có. Nếu bạn ngủ thêm 30 phút vào ban ngày thì ban đêm, bạn cũng sẽ ngủ muộn hơn 30 phút, đồng thời ảnh hưởng đến sáng mai thức dậy. Vì thế, để có một giấc ngủ chất lượng, đừng thỏa hiệp với cơn buồn ngủ bất chợt.
5. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt
Khi cơ thể suy kiệt, chúng ta có xu hướng tìm đến các đồ ăn vặt với hàm lượng calo cao để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Điều này hoàn toàn không được khuyến khích đâu nhé! Thay vì những loại thực phẩm dễ gây tăng cân như thế, hãy chuẩn bị những bữa ăn nhẹ lành mạnh như rau hấp với thịt gà hoặc gạo lức nhé. Điều này không những cân bằng được lượng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn giúp tinh thần luôn tỉnh táo, sảng khoái.
6. Đắm chìm trong phương tiện truyền thông xã hội
Ai trong chúng ta mà chẳng có vài tài khoản MXH để giải trí (như Facebook, Instagram, Twitter…). Khi bạn cảm thấy mệt mỏi từ công việc, chúng ta có xu hướng tìm đến MXH để bộc lộ cảm xúc, tìm kiếm tin tức hài hước hòng loại bỏ những áp lực, nhưng điều đó lại dẫn đến những tác dụng ngược và thậm chí còn khiến bạn kiệt sức hơn. Online quá lâu trên MXH vô tình khiến bạn thức lâu hơn, ánh sáng từ màn hình điện thoại/máy tính còn làm ảnh hưởng đến não, mắt, da…
7. Sử dụng đồ uống có cồn
Nếu bạn nghĩ nhâm nhi một ly rượu nhẹ sẽ giúp đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng hơn thì bạn đã nhầm. Đó là vì uống rượu sẽ khiến bạn khó đi vào trạng thái sâu nhất của giấc ngủ, dẫn đến thức dậy muộn vào sáng hôm sau.
8. Ngủ muộn vào những ngày cuối tuần
Cuối tuần là dịp để xả stress và nhiều người cho phép mình được thoải mái ngủ muộn (với suy nghĩ ngày hôm sau sẽ được ngủ bù). Nhưng điều này, như đã đề cập phía trên, cũng ảnh hưởng rất xấu đến đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến việc tâm trí trở nên lờ đờ vào sáng hôm sau, thậm chí cả sau nữa – chính là thứ 2 đầu tuần.
9. Tập Yoga đòi hỏi nhiều năng lượng
Yoga là để giải phóng cơ thể khỏi những mệt mỏi tích tụ, nhưng có nhiều động tác thực hành Yoga cũng đòi hỏi rất nhiều năng lượng và bạn chắc chắn sẽ không muốn thực hiện khi cả cơ thể đang kiệt sức đâu. Thay vào đó, hãy tìm đến những động tác cơ bản, đơn giản mà không làm tăng nhịp tim của bạn.
10. Ăn đêm để giải tỏa tâm trạng
Cơ thể bạn sẽ không tiêu hóa thức ăn vào lúc nửa đêm, khi bạn buồn ngủ và kiệt sức đâu. Những thực phẩm như hamburger, khoai tây chiên, snack, đồ có mỡ không chỉ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó ngủ mà còn ấm ách cả ngày hôm sau đấy.