Tỷ lệ doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên năm 2021 thấp nhất trong 10 năm
Theo báo cáo của Talentnet, tỷ lệ tăng ngân sách lương năm 2021 là 6,2% (nhóm DN nước ngoài) và 6,3% (nhóm DN Việt Nam) và được dự đoán sẽ tăng lên 6,7% (nhóm DN nước ngoài) và 6,5% (nhóm DN Việt Nam) vào năm 2022.
- 27-10-2021Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại TP. HCM vượt cả Bangkok, Singapore, Jakarta, Tokyo...
- 26-10-2021Số bác sĩ trên 1 vạn dân của Úc là 38, Mỹ là 26, Trung Quốc 22, còn Việt Nam là bao nhiêu?
- 26-10-2021Hải Phòng chấp thuận xây nhà ga hàng hóa 390 tỷ đồng tại sân bay Cát Bi
Mới đây, Talentnet đã tổ chức hội nghị trực tuyến (webinar) Rewards Summit 2021 với chủ đề "Kiến tạo chính sách lương, thưởng, phúc lợi trong hiện thực mới". Sự kiện thường niên này được tổ chức nhằm công bố kết quả Báo cáo Khảo sát lương, thưởng, phúc lợi (gọi tắt là Khảo sát TRS), do Talentnet – Mercer thực hiện. Đây là khảo sát lương, thưởng lớn nhất Việt Nam với sự tham gia của 597 doanh nghiệp thuộc 16 ngành nghề khác nhau (Công nghệ cao, Sản xuất, Hàng tiêu dùng,…) chỉ tính riêng trong năm 2021.
Theo báo cáo, năm 2021, có 6,4% DN nước ngoài và 7,7% DN Việt Nam không thực hiện tăng lương do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tỷ lệ này giảm đáng kể so với năm ngoái - khi tỷ lệ đóng băng tiền lương là 14% (DN nước ngoài) và 34% (DN Việt Nam).
Năm 2022, 3,4% doanh nghiệp nước ngoài và 2,2% doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tiếp tục không tăng lương cho nhân viên.
Trong khi đó, tỷ lệ tăng lương trong năm 2021 của các DN nước ngoài giảm so với năm 2020 (6,6% năm 2021 so với 7,2% năm 2020) và dự báo sẽ tăng trở lại lên 7,0% vào năm 2022. Ngược lại, tỷ lệ này ở DN Việt Nam có tăng nhẹ (6,8% năm 2021 so với 6,5% năm 2020) và dự báo sẽ giảm không đáng kể xuống 6,7% trong năm 2022.
Theo kết quả khảo sát từ Talentnet, tỷ lệ tăng ngân sách lương năm 2021 là 6,2% (nhóm DN nước ngoài) và 6,3% (nhóm DN Việt Nam) và được dự đoán sẽ tăng lên 6,7% (nhóm DN nước ngoài) và 6,5% (nhóm DN Việt Nam) vào năm 2022.
Tính riêng ở các doanh nghiệp đã tăng lương hoặc có kế hoạch tăng lương trong năm nay, tỷ lệ tăng lương tiếp tục giảm so với năm 2020. Cụ thể ở nhóm DN nước ngoài là 6,6% (so với 7,6% năm 2020) và ở nhóm DN Việt Nam là 6,8% (so với 7,9% năm 2020). Đây là tỷ lệ tăng lương thấp nhất trong hơn 10 năm qua với tỷ lệ lạm phát ở mức 2,8% và tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 3,8%.
Chênh lệch về lương giữa DN đa quốc gia và DN Việt Nam
Theo kết quả khảo sát năm 2021, mức chênh lệch lương cơ bản năm ở các công ty Việt Nam thấp hơn các công ty đa quốc gia trung bình khoảng 35%. Mức chênh lệch càng lớn ở các vị trí cấp cao, trong đó mức chênh lệch cao nhất nằm ở cấp bậc quản lý (41%), thứ nhì là cấp bậc chuyên viên (33%).
Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tỷ lệ nghỉ việc cao hơn, ở mức 10,1%, chênh lệch khoảng 3% so với các công ty đa quốc gia. Top 3 các công ty có tỷ lệ nhân viên tự xin nghỉ việc cao nhất là: bán lẻ 29,7%, phi ngân hàng công ty tài chính 22,9%, và hàng tiêu dùng 17,7 %. Top 3 các công ty có tỷ lệ nghỉ việc thấp nhất giống như năm trước (là Dầu khí, Hóa Chất, Cung ứng).
Kế hoạch tuyển dụng trong năm 2022
Với kế hoạch dần dần mở cửa nền kinh tế của Việt Nam, có 38% công ty có dự định sẽ bổ sung nhân sự trong năm 2022 và 38% công ty sẽ giữ nguyên số lượng nhân viên. Top 5 các ngành dự đoán sẽ tăng số lượng nhân sự tại các DN nước ngoài là: Tài chính – Phi ngân hàng, Bảo hiểm, Tài chính – Ngân hàng, Nông nghiệp và Vận tải & Hậu cần.
Ngược lại, 3% công ty tham gia khảo sát dự định sẽ cắt giảm nhân viên. 21% các công ty còn lại chưa có kế hoạch tuyển dụng cụ thể trong năm nay.
Doanh nghiệp và tiếp thị