UNDP trả lời 3 câu hỏi lớn về thách thức trong trạng thái bình thường mới của Việt Nam
Các chuyên gia Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) nhận định, những đổi mới kịp thời và hiệu quả của Việt Nam trong công cuộc ngăn chặn đại dịch cần được biết đến rộng rãi hơn nữa. Đây cũng là tiền đề cho sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
- 02-10-2020Phó Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Du lịch: “Truyền thông quốc tế vẫn chưa lan truyền đủ những thành công mà Việt Nam đã đạt được”
- 02-10-2020Danh sách các quốc gia không yêu cầu khách Việt thực hiện cách ly
- 02-10-20203 tập đoàn muốn đầu tư sân bay hơn 8.000 tỷ đồng ở Quảng Trị
- 01-10-2020Tổng mức bán lẻ tăng cao, vì sao hàng ngàn doanh nghiệp vẫn rời thị trường?
Các chuyên gia UNDP đánh giá cao tính sáng tạo của Việt Nam trong một loạt các sáng chế giai đoạn vừa qua, từ bộ kit xét nghiệm SARS-Cov-2 'made in VietNam', khẩu trang đến ATM gạo, máy thở không xâm nhập.
Đáng chú ý, đại dịch cũng thúc đẩy Chính phủ áp dụng các cơ chế mới trong công tác quản lý, đặc biệt với các chính sách mà trước đó được coi là thách thức của đất nước.
Từ đó, UNDP đặt ra 3 câu hỏi:
Làm thế nào để các cơ chế chính sách và sáng chế trong giai đoạn Covid-19 trước đó tiếp tục được duy trì và thúc đẩy phục hồi kinh tế đất nước?
Làm thế nào để tránh phục hồi đơn lẻ và áp dụng các biện pháp can thiệp có tác động trên diện rộng?
Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam theo hướng bền vững và bao trùm hơn?
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Vừa qua, UNDP và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo Chính sách đổi mới sáng tạo bao trùm của Việt Nam: Chiến lược thiết kế và thực thi chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Hội thảo tập trung vào một số vấn đề: chính sách của Việt Nam thường áp dụng đối với lĩnh vực nên tính bao trùm chưa cao; cơ chế tài chính là yếu tố ảnh hưởng đến STI; tính pháp lý về thời hạn sở hữu của bằng sáng chế.
Ngoài ra, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo nên hướng tập trung vào những ngành/lĩnh vực mà người dân/doanh nghiệp được hưởng lợi; cần có định hướng sâu hơn và có sự liên kết, hỗ trợ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo,...
Hợp tác giữa khu vực công và tư
Trong giai đoạn vừa qua, UNDP nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam đã chủ động và kịp thời ứng phó với khủng hoảng thông qua việc tạo ra các mối quan hệ đối tác mới cũng như tận dụng các nền tảng mạng xã hội.
Nhanh chóng thích nghi với những bất động của thị trường
Theo UNDP, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển đổi mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu thị trường trong và sau giai đoạn Chính phủ áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Từ các công ty dệt may đến logistics, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, lật ngược tình thế có lợi để duy trì hoạt động.
UNDP khẳng định Covid-19 đã khai thác sức sáng tạo của người dân Việt Nam, từ đó tìm ra cách giải quyết các thách thức xã hội.
Những thành tựu của Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong thời gian vừa rồi đã được biết đến rộng rãi. Điều cần thiết hiện nay đó là phải đảm bảo đà phát triển sẽ không bị đảo ngược và nhóm người dễ bị tổn thương nhất sẽ không bị bỏ lại phía sau.
Từ đó, UNDP đã đưa ra câu trả lời cho 3 vấn đề được đặt ra trước đó. Cụ thể:
Thứ nhất, xác định cơ chế ứng phó trong tình trạng khẩn cấp của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra các quy định trong đổi mới toàn diện giai đoạn hậu Covid-19.
Thứ hai, tạo môi trường để thử nghiệm các chính sách cũng như quy định mới, ví dụ như các khu vực địa phương cụ thể. Từ đó có thể phản ứng kịp thời với những tình huống bất ổn trong tương lai.
Thứ ba, thiết lập các tổ chức trung gian khuyến khích sự hợp tác và chuyển giao giữa các bên tham gia hệ sinh thái đổi mới, điển hình như Chính phủ, các doanh nghiệp lớn, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối cùng, UNDP kết luận các động lực trên rất quan trọng để thúc đẩy phục hồi kinh tế trong trạng thái bình thường mới, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Nhịp sống kinh tế