Uống sữa buổi sáng và tối có thực sự tốt cho tuổi thọ? Ghi nhớ ngay 3 thời điểm mà cơ thể "cần nhất"
Bên cạnh lựa chọn thức ăn thì cách sử dụng chúng như thế nào cũng là một khía cạnh mà mọi người quan tâm. Trên thực tế, uống sữa thường xuyên có thực sự tác động tới ung thư và tuổi thọ?
- 11-12-2023Nữ diễn viên U40 tận hưởng cuộc sống độc thân trong biệt thự nghìn tỷ: Rộng tới nỗi khó lòng chụp hết trong 1 bức ảnh
- 11-12-2023Bà xã doanh nhân kém 16 tuổi của Chi Bảo chi tiền tỷ tổ chức tiệc Vip: Chỉ mời duy nhất 100 khách, phải sở hữu điều kiện đặc biệt này
- 01-12-2023Giáo sư 76 tuổi vẫn minh mẫn, trẻ khỏe: Bí quyết nằm ở 4 loại bữa sáng, là "thần dược" của gan, người Việt cũng quen thuộc
1. Mối quan hệ giữa sữa và bệnh ung thư - tuổi thọ con người
Một bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân cao tuổi, đến khám vì suy dinh dưỡng nặng. Ông phát hiện mình bị ung thư phổi cách đây 3 tháng. Đáng nói, kể từ khi phát hiện tới nay, ông sụt ký nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.
Theo bệnh nhân này chia sẻ, thời gian đầu ông còn ăn cơm với món cá thu, về sau chỉ ăn được một ít cháo loãng mỗi bữa ăn. Ông không dám ăn thịt và đặc biệt là không dám uống sữa vì nghe hàng xóm bảo rằng bệnh của ông phải kiêng uống sữa, nếu uống sữa sẽ làm ung thư lan nhanh, diễn tiến nặng hơn. Kết quả là, ông đã sụt khoảng 5 kg trong 3 tháng, đi lại yếu dần, phải nhập viện vì suy dinh dưỡng.
Trường hợp của bệnh nhân này không phải hiếm trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi bệnh ung thư ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Đó là chưa kể, với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", người bệnh và người nhà của họ tìm đủ mọi cách để chạy chữa, bất chấp nghe theo nhiều tin đồn truyền miệng trong dân gian mà chưa có bằng chứng khoa học nào, trong đó có vấn đề ăn uống.
Thực tế, bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng không ăn đủ lượng thức ăn trong một ngày, cần được hỗ trợ dinh dưỡng như một khâu thiết yếu trong việc chăm sóc, để cải thiện lượng thức ăn, cân nặng và chất lượng cuộc sống. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu ESPEN và Hiệp hội Ung thư Y tế Châu Âu ESMO, bệnh nhân ung thư cần được hỗ trợ dinh dưỡng thông qua việc được tư vấn về chế độ ăn uống, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, giàu lượng đạm và bổ sung dinh dưỡng đường miệng (ONS- Oral nutritional supplement).
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đường miệng là một hỗn hợp cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng dưới dạng thức ăn lỏng như sữa dạng bột hoặc pha sẵn, pudding. Do đó, nếu bổ sung dinh dưỡng đường miệng bằng các sản phẩm sữa chuyên biệt dành cho bệnh lý ung thư, đặc biệt có bổ sung omega-3 sẽ hỗ trợ chống viêm ở bệnh nhân ung thư.
Hơn nữa, các sản phẩm từ sữa rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và các thành phần khác, rất có lợi cho sức khỏe. Việc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa một cách vô tội vạ, không có chỉ dẫn từ bác sĩ là không khôn ngoan, hoàn toàn không giúp ích cho quá trình duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của con người.
2. Thời điểm thích hợp để uống sữa
Thực tế, không nên uống sữa khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Cơ thể ở trạng thái đói thì khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là với người có tuổi. Thậm chí, nhiều người bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ bình thường.
Vậy uống sữa vào thời điểm nào là tốt cho cơ thể?
2 tiếng sau khi ăn sáng
Lúc này trong đường tiêu hóa có một số loại thực phẩm, uống sữa sẽ không gây khó tiêu và các vấn đề khác, cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
2 tiếng trước khi đi ngủ
Khi uống sữa trước khi đi ngủ 2 tiếng, thành phần tryptophan trong sữa sẽ dần bắt đầu phát huy tác dụng khiến tế bào thần kinh não tiết ra serotonin và ức chế hoạt động tư duy của não. Khi đến giờ đi ngủ, cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ rõ rệt và bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều
Hai thời điểm này trong ngày cũng tương ứng với mốc thời gian 2 tiếng sau bữa ăn sáng và ăn trưa. Uống sữa vào thời điểm này có thể giúp bổ sung năng lượng. Những người có bệnh lý cũng có thể tắm nắng sau khi uống sữa, điều này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D và thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.
Tất nhiên, thời điểm uống sữa chủ yếu phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt cá nhân của bạn. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu rõ rệt sau khi uống sữa vào những thời điểm bụng đói, trước khi đi ngủ… thì bạn không cần thay đổi thói quen của mình.
3. Người thường xuyên uống sữa và người không uống sữa có gì khác biệt?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, protein, vitamin, canxi, phốt pho và các chất khác trong sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể. Đặc biệt, người có tuổi kiên trì uống sữa lâu ngày có thể mang lại những lợi ích này cho cơ thể.
Giảm nguy cơ gãy xương
Sữa rất giàu canxi và protein, uống sữa thường xuyên có lợi cho sức khỏe cơ bắp và có thể giúp giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
Trì hoãn lão hóa
Uống sữa có thể giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa của da, làm chậm quá trình sản xuất melanin dưới da, làm mờ nếp nhăn, đốm đồi mồi và trì hoãn lão hóa.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc đã tiến hành khảo sát hơn 90.000 người và phát hiện ra rằng: Một ly sữa mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khoảng 23%. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu tin rằng giàu protein, ion kali và vitamin tổng hợp trong sữa có thể làm giảm lipid máu và huyết áp.
*Nguồn: BioWorld, Sohu…
Phụ nữ số