Uống trà tốt cho sức khoẻ nhưng uống vào 4 thời điểm này có thể gây hại
Uống trà là thói quen đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ và là một trong những bí quyết trường thọ. Tuy nhiên, uống trà vào 4 thời điểm sau có thể gây hại cho sức khoẻ.
- 02-05-2022Thay vì trà sữa, dân văn phòng nên đổi sang uống 5 loại nước này mỗi ngày, giúp tiêu mỡ bụng và ngừa ung thư ngang ngửa "tiên dược"
- 09-04-2022Mùa hè uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài
- 06-04-2022Người Việt có 1 loại trà "quốc bảo" giúp giảm béo và kiểm soát lượng đường trong máu, F0 uống hàng ngày còn giúp dễ ngủ hơn
Lợi ích của việc uống trà
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một nghiên nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống trà có xu hướng sống thọ hơn và ít bị xơ vữa động mạch hơn những người ít hoặc không uống trà. Nghiên cứu thu thập dữ liệu sức khỏe của 100.000 người trưởng thành tại Trung Quốc kể từ năm 1998 đến nay.
Ngoài ra, những người có thói quen uống trà có nguy cơ tai biến tim mạch đột ngột giảm 20%, vì vậy uống trà đúng cách có thể giúp bảo vệ mạch máu tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu.
2. Giảm nguy cơ huyết áp cao
Vào năm 2018, một nghiên cứu ở Singapore thực hiện với 38.592 người Trung Quốc trong vòng 9 năm rưỡi đã cho thấy người cao tuổi thường xuyên uống trà xanh hoặc hồng trà có huyết áp ổn định và thấp hơn so với những người không uống trà.
Ảnh minh hoạ: Thường xuyên uống trà xanh hoặc hồng trà giúp ổn định huyết áp.
3. Cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Practical Geriatrics cho thấy trà có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu.
Điều này chủ yếu là do một chất gọi là polyphenol trong trà có thể ức chế sự hấp thu cholesterol trong mô ruột, giúp giảm cholesterol toàn phần trong huyết thanh, do đó, trà có tác dụng giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, trà không thể thay thế thuốc hạ mỡ máu, mọi người phải điều trị một cách khoa học.
4. Giảm nguy cơ tiểu đường
Một nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2020 với 10.825 tình nguyện viên chỉ ra rằng uống trà mỗi ngày có thể làm giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Như vậy, có thể kết luận rằng uống trà điều độ hợp lý vừa có lợi cho sức khỏe tim mạch, vừa có thể giúp hạ huyết áp, phòng tránh bệnh mỡ máu cao, phòng tránh tiểu đường ở một mức độ nhất định.
5. Giúp giảm cân
Một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy những người uống trà ô long trong thời gian dài có khả năng duy trì cân nặng tốt hơn. Điều này là do chất caffeine trong trà ô long có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ calo.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng trà ô long có thể giúp tăng 20% tốc độ phân hủy chất béo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống trà để giảm cân.
Lưu ý khi uống trà
Mặc dù uống trà đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho cơ thể nhưng cũng cần lưu ý chỉ nên uống trà với một lượng vừa đủ. Uống trà quá nhiều, trà quá đậm đặc có thể dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều caffeine vào cơ thể, có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực, chóng mặt hoặc mất ngủ,...
Ngoài ra, mọi người cũng nên kiểm soát lượng trà uống trong một ngày, không nên uống quá 3 gram lá trà. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và những người bị thiếu máu do thiếu sắt được khuyến khích không nên uống quá nhiều trà.
4 thời điểm không nên uống trà
1. Khi say
Rượu làm giảm hoạt động của não, giảm huyết áp, giảm khả năng phán đoán. Uống trà đậm đặc sau khi say rượu sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, không có lợi cho những người có chức năng tim kém.
Sau khi nhậu, thay vì uống trà, mọi người có thể ăn một ít hoa quả như cam, quýt, dưa hấu hoặc uống nước chanh ấm để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp giải rượu rất tốt.
Ảnh minh hoạ: Sau khi uống rượu không nên uống thêm trà.
2. Khi đang dùng thuốc
Một số người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính cần dùng thuốc trong thời gian dài. Các chuyên gia khuyến cáo cần hạn chế uống trà khi đang dùng nhiều thuốc, chẳng hạn như thuốc an thần, thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc giảm đau,... vì theophylline có trong trà có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc.
3. Trước khi ngủ
Theophylline và các chất khác trong trà sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp bạn tỉnh táo và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể gây mất ngủ, đặc biệt là trà xanh mới hái.
Ngoài ra, trà có tác dụng lợi tiểu, người cao tuổi uống trà đậm đặc trước khi đi ngủ dễ xuất hiện tình trạng đi tiểu đêm, khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Ảnh minh hoạ: Uống trà trước khi ngủ khiến não bộ tỉnh táo, gây mất ngủ.
4. Khi bụng đói
Vì trong trà có chứa các ancaloit như caffeine, uống trà khi bụng đói dễ gây ra tình trạng say trà, gây ra một số triệu chứng như hồi hộp, chóng mặt, run rẩy, yếu tay chân...
Ngoài ra, uống trà khi bụng đói còn đặc biệt có hại cho dạ dày, có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày vì trong trà có chứa tanin có thể làm tăng axit trong dạ dày, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa. Đối với những người mắc bệnh dạ dày, uống trà khi đói có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Do đó mọi người không nên uống trà, đặc biệt là trà đặc, lúc đói bụng.
Nguồn: Cpinfo, Health 39, Aboluowang
Trí thức trẻ