Vấn đề Brexit: Anh rời EU sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Pháp giảm
Quốc vụ khanh phụ trách Ngân sách của Pháp, Christian Eckert ngày 7/7 cho biết việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, có thể làm giảm tỷ lệ tăng trưởng Pháp từ 0,1 đến 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- 19-01-2016Tổng thống F.Hollande: Kinh tế Pháp đang thực sự “bết bát”
- 25-11-2015Thảm kịch khủng bố ở Paris: Kinh tế Pháp có thể thiệt hại 2 tỷ Euro
- 24-11-2015Khủng bố đe dọa kinh tế Pháp và toàn cầu
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin lại cho rằng việc người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời EU không gây ra "mối quan ngại đặc biệt" đối với tăng trưởng kinh tế của Pháp, do các yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phục hồi của kinh tế Pháp đều mang tính nội bộ như tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp.
Trong quý I/2016, kinh tế Pháp khởi sắc với mức tăng trưởng vững chắc 0,6%. Đà tăng này cho phép Chính phủ Pháp điều chỉnh triển vọng tăng trưởng lên mức 1,6% đối với cả năm 2016, gần với mức dự báo do các tổ chức quốc tế lớn.
Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Pháp tăng 1,5% trong năm nay, trong khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng 1,4%.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, François Villeroy de Galhau dự báo rằng GDP của Pháp sẽ tăng 1,4% trong năm 2016. Theo ông, tác động của việc Anh rời EU đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ nhỏ hơn tác động đối với nền kinh tế Anh.
Báo chí Pháp những ngày qua đăng tải ý kiến của các chuyên gia về Brexit cho thấy các chuyên gia đều thống nhất rằng Brexit ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Pháp, nhưng tác động này là không đáng kể.
Tuy nhiên, do Anh là đối tác thương mại lớn thứ năm của Pháp và trong trao đổi hàng hóa với Anh, Pháp luôn đạt thặng dư thương mại, do vậy Brexit làm sụt giảm tăng trưởng của Anh sẽ khiến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Pháp giảm.
Ngoài ra, việc đồng bảng Anh giảm giá so với đồng euro và USD cũng sẽ có tác động tiêu cực đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp./.
Quốc vụ khanh phụ trách Ngân sách của Pháp, Christian Eckert ngày 7/7 cho biết việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, có thể làm giảm tỷ lệ tăng trưởng Pháp từ 0,1 đến 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin lại cho rằng việc người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời EU không gây ra "mối quan ngại đặc biệt" đối với tăng trưởng kinh tế của Pháp, do các yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phục hồi của kinh tế Pháp đều mang tính nội bộ như tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư của doanh nghiệp.
Trong quý I/2016, kinh tế Pháp khởi sắc với mức tăng trưởng vững chắc 0,6%. Đà tăng này cho phép Chính phủ Pháp điều chỉnh triển vọng tăng trưởng lên mức 1,6% đối với cả năm 2016, gần với mức dự báo do các tổ chức quốc tế lớn.
Cụ thể, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Pháp tăng 1,5% trong năm nay, trong khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng 1,4%.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, François Villeroy de Galhau dự báo rằng GDP của Pháp sẽ tăng 1,4% trong năm 2016. Theo ông, tác động của việc Anh rời EU đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ nhỏ hơn tác động đối với nền kinh tế Anh.
Báo chí Pháp những ngày qua đăng tải ý kiến của các chuyên gia về Brexit cho thấy các chuyên gia đều thống nhất rằng Brexit ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Pháp, nhưng tác động này là không đáng kể.
Tuy nhiên, do Anh là đối tác thương mại lớn thứ năm của Pháp và trong trao đổi hàng hóa với Anh, Pháp luôn đạt thặng dư thương mại, do vậy Brexit làm sụt giảm tăng trưởng của Anh sẽ khiến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Pháp giảm.
Ngoài ra, việc đồng bảng Anh giảm giá so với đồng euro và USD cũng sẽ có tác động tiêu cực đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của Pháp./.
Theo TTXVN/Vietnam+