“Vàng đen” của Việt Nam bất ngờ gây sốt: Xuất khẩu tăng trưởng 3 chữ số, là mặt hàng cả thế giới đang lên cơn khát
Thái Lan và Úc dẫn đầu cuộc đua nhập khẩu “vàng đen” của Việt Nam với sản lượng tăng vọt.
- 16-11-2023Việt Nam sở hữu 'báu vật' nông sản cực hiếm trên thế giới: Xuất khẩu 35% thị phần toàn cầu, thu về trăm triệu USD trong 10 tháng đầu năm
- 15-11-2023Nga bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm: Là 'kho vàng' Nga đủ dùng trong 300 năm tới
- 13-11-2023Việt Nam vừa nhập một loại "hạt châu báu" cả thế giới đang thèm khát từ Nga: Giá rẻ cực hấp dẫn, nước ta nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 10 lập kỷ lục với mức tăng trưởng đến 3 chữ số. Cụ thể nước ta xuất khẩu 241.352 tấn dầu thô trong tháng 10 với trị giá hơn 189 triệu USD, tăng mạnh 176,9% về lượng và tăng 182,8% về trị giá so với tháng 9/2023. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 2,27 triệu tấn dầu thô với trị giá thu về hơn 1,54 tỷ USD, tăng 1% về lượng nhưng giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 10 là tháng ghi nhận mức giá xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay với 783 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 1. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, giá xuất khẩu đạt bình quân 682 USD/tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Về thị trường, Thái Lan và Úc đang là 2 quốc gia lớn nhất của dầu thô Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm, Thái Lan đã nhập khẩu từ nước ta 911.535 tấn dầu thô với trị giá hơn 609 triệu USD, tăng 24% so với 10 tháng đầu năm 2022. Giá xuất khẩu đạt 661 USD/tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Xếp thứ 2 là Úc với 722.684 tấn dầu thô tương đương với trị giá hơn 508 triệu USD, tăng mạnh 71% về lượng và tăng 35,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 704 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ.
Nhật Bản đứng thứ 3 với 249.577 tấn dầu thô trong 10 tháng đầu năm, tương đương trị giá hơn 164 triệu USD, tăng nhẹ 2% về lượng nhưng giảm 25% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Singapore đứng thứ 4 với 76.087 tấn với trị giá hơn 60 triệu USD, giảm 26,3% về lượng và giảm 31% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý Trung Quốc dừng nhập khẩu dầu thô của Việt Nam kể từ tháng 5/2023.
Theo báo cáo của OPEC, nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2023 với 2,5 triệu thùng/ngày, tăng mạnh so với năm 2022 và mức tăng trưởng năm 2024 dự kiến là 2,2 triệu thùng/ngày. Không chỉ OPEC, trước đó Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cũng đưa ra dự báo nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2023 vẫn tăng trưởng mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là các đánh giá hiện đều cho rằng kinh tế toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng tương đối lành mạnh, bất chấp một số vấn đề hiện nay.
Mới đây, 2 nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Nga và Arab Saudi thông báo vẫn tự nguyện cắt giảm sản lượng. Việc hạn chế sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày sẽ được duy trì cho đến cuối năm 2023. Lý do, khiến 2 nước trên thực hiện như vậy do lo ngại nhu cầu và tăng trưởng kinh tế gây sức ép lên thị trường dầu thô.
Tuy nhiên, báo cáo của OPEC cũng cho biết nguồn cung cũng đang tăng lên, chủ yếu đến từ các quốc gia ngoài OPEC như Mỹ, Canada, Brazil, Nauy, Guyana hay Kazakhstan. Dự kiến tăng trưởng nguồn cung của các quốc gia ngoài OPEC sẽ đạt mức trung bình khoảng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023.
Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây đã đưa ra dự báo thị trường dầu sẽ thâm hụt khoảng 1 triệu thùng/ngày trong quý 3, tương đương 1% nhu cầu thế giới và thâm hụt khoảng 380.000 thùng/ngày trong quý 4.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn