VASEP: Khó khăn vì Covid-19 bủa vây, các doanh nghiệp thuỷ sản vẫn cố gắng không bỏ người lao động
Một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên lực lượng công nhân và phân chia lịch làm việc cho phù hợp với điều kiện sản xuất và điều chỉnh mức lương phù hợp. Một số doanh nghiệp cho một số công nhân tạm nghỉ việc nhưng có trợ cấp lương trong thời gian nghỉ tạm thời.
- 01-04-2020Hiệp hội dệt may, da giày, thuỷ sản đề xuất trả lương người lao động dưới mức tối thiểu vùng vì dịch Covid-19
- 01-04-2020Giải pháp nào giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế theo kỳ vọng?
- 31-03-2020World Bank hạ mức tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 4,9% trong năm 2020, dự báo sẽ quay lại mức 7,5% trong năm 2021 và đây là lí do
Báo cáo về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sản xuất, xuất khẩu của ngành thuỷ sản lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP nêu rõ những khó khăn mà doanh nghiệp trong ngành đang gặp phải.
Cụ thể, tỷ lệ các đơn hàng vấn được giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 – 50%. Trong khi đó, tỷ lệ đơn hàng bị tạm hoãn và đơn bị dừng hoặc huỷ khá cao, lần lượt là 20 – 40% và 20 – 30%.
Thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc huỷ đơn chủ yếu tại châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc - từ tháng 3 thì Trung Quốc bắt đầu có dần các đơn. Thị trường Nhật, Mỹ, Nga cũng có đơn hàng bị huỷ, hoãn nhưng không nhiều bằng các nhóm trên.
Đặc biệt tại châu Âu, phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc huỷ, mặt hàng cá tra chịu tác động ít hơn do giá tiêu thụ rẻ và chủ yếu bán cho hệ thống siêu thị.
Nguyên nhân chính được khách hàng đưa ra là do Chính phủ các nước đóng biên vì dịch. Khách hàng không bán được hàng nên không nhập hàng tiếp, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm cũng ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn không ít trong di chuyển và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá.
Theo VASEP, rất nhiều DNNVV gần như không có các đơn hàng mới trong quý II, quý III/2020, một số doanh nghiệp khác có đơn hàng mới nhưng không nhiều.
Vì khó khăn về xuất khẩu và tiêu thụ chậm hàng hoá, doanh nghiệp cũng gặp vấn đề về tài chính...
Hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản ở cả 3 nhóm hàng tôm, cá tra, hải sản khai thác đều gặp vấn đề tài chính vì thu hồi tiền hàng chậm và rất chậm, doanh thu xuất khẩu lại giảm mạnh. VASEP cũng cho biết lãi suất vay cao dù đã có một số NHTM giảm lãi xuất vay nhưng việc thực hiện chưa đồng đều tại các NHTM và tại các địa phương. Mức giảm lãi suất chỉ áp dụng với các khoản vay mới, các khoản vay cũ không được áp dụng.
Doanh nghiệp trong ngành cũng phải gánh nhiều loại chi phí như phí chuyển tiền trong và ngoài nước, phí xử lý bộ chứng từ, phí L/C...
Nhưng dù gặp nhiều khó khăn, VASEP cho biết các doanh nghiệp vẫn cố gắng giữ lại lực lượng lao động nhằm hỗ trợ cho người lao động ổn định đời sống.
Cụ thể, một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên lực lượng công nhân và phân chia lịch làm việc cho phù hợp với điều kiện sản xuất và điều chỉnh mức lương phù hợp. Một số doanh nghiệp cho một số công nhân tạm nghỉ việc nhưng có trợ cấp lương trong thời gian nghỉ tạm thời.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19