Về già muốn an hưởng cuộc sống, đừng ôm khư khư 4 CHUYỆN này trong lòng, người thông minh đều hiểu mà buông bỏ
Chỉ cần mỗi ngày trôi qua với sự hài lòng, tin rằng chẳng ai còn quan tâm đến việc bản thân có thể sống được bao lâu.
- 27-11-2023Vợ mất tích gần 30 năm, người đàn ông ở vậy nuôi 6 con, về già được gái út báo hiếu cơ ngơi 2 tỷ
- 07-11-20238 điều giúp nâng cao cảm giác hạnh phúc khi sống một mình, thay đổi ngay để về già không sợ cô đơn
- 22-10-2023Nam diễn viên đóng Ngọc Hoàng Táo quân, 61 tuổi không vợ con, chấp nhận về già đau đớn không ai chăm sóc
Hy vọng càng nhiều, thất vọng càng nhiều. Trèo cao, té đau. Đạo lý ai cũng hiểu nhưng chẳng mấy người né được hố sâu cạm bẫy này.
Bước sang tuổi già, nhìn lại những hy vọng thời trẻ, có lẽ ít nhiều cũng phát hiện ra một số chỉ là viển vông, cách tốt nhất là buông bỏ để đời an vui.
Muốn an hưởng tuổi già, đừng nên ôm hy vọng vào 4 loại chuyện này, nếu không những năm cuối đời chỉ có thể trôi qua trong dằn vặt, đau khổ.
1. Đừng tin “đông con thì nhiều phúc”
Con cái là hạnh phúc, niềm tự hào của cha mẹ. Khi con còn nhỏ, có thể ta đặt nhiều kỳ vọng ở chúng, nhưng khi con lớn hơn, mình cũng già đi, chỉ ước ao rằng con sống hạnh phúc, bản thân đã mãn nguyện an yên.
Song dù gì đi nữa, mỗi người đều có cuộc sống riêng, chúng ta không thể đảm bảo rằng con sẽ ở bên ta đến hết đời. Cũng đừng bao giờ nghĩ nhà đông con thì nhiều phúc.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, mà càng nhiều thành viên thì càng dễ phát sinh mâu thuẫn.
Do đó, có bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Tuổi già sức yếu, có con đỡ đần bên cạnh quả là phúc phần may mắn, nhưng cũng đừng ôm kỳ vọng rồi bắt chúng phải chịu trách nhiệm. Đau khổ cuối cùng cũng là mình mà thôi.
2. Đừng quá đặt nặng “nhà cao cửa rộng để dưỡng lão”
Nhà là chốn về, là sự an tâm của một người.
Thời trẻ, nhiều người cố gắng nỗ lực mua nhà mua xe, mục đích không gì khác ngoài việc để bản thân có nơi để che mưa che nắng, sáng mưu sinh rồi tối về yên giấc. Nhưng không ít người lấy việc “có nhà cao cửa rộng để dưỡng lão” làm mục tiêu sống một cách cực đoan, làm việc bất chấp sức khỏe, để đến một ngày nằm xuống mới nhận ra: Chết rồi, chẳng thể mang theo thứ gì.
Đôi khi, hạ thấp tiêu chuẩn mới là cách sống thông minh. Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ phát hiện, sau khi nghỉ hưu, có một nơi để “chui ra chui vào” đã là hạnh phúc lắm rồi.
3. Đừng theo đuổi “trường thọ mỹ mãn”
Trên thực tế, khi một người dần mất đi sức khỏe, hạnh phúc cũng từ đó tiêu tan dần. Đặc biệt là đối với người già nhiều bệnh, sống nhiều hơn một ngày cũng là một sự giày vò mỏi mệt.
Người già nhiều bệnh nằm trên giường mà lại không có con cái phụng dưỡng, thì càng bất hạnh hơn.
Chỉ cần mỗi ngày trôi qua với sự hài lòng, tin rằng chẳng ai còn quan tâm đến việc bản thân có thể sống được bao lâu.
Trường thọ, có lẽ là điều ai cũng muốn. Nhưng hãy dung dị với chuyện sinh lão bệnh tử. Đừng giày vò bản thân bằng suy nghĩ tìm đủ mọi cách để mình sống thọ. Bởi lẽ khi ôm khát khao này trong mình, trường thọ không thấy đâu, mà chỉ là những ngày không được an lòng.
4. Đừng dễ dàng lựa chọn “về quê dưỡng già”
Lá rụng về cội, hẳn là người già nào cũng hiểu suy nghĩ này. Đặc biệt là những người sinh ra ở vùng nông thôn, cảm thấy tuổi thơ mình quá đỗi bình dị và yêu thương. Về quê sống hòa mình với trời mây, có gì ăn nấy, là quá đủ với tuổi già sức yếu.
Thế nhưng người xa xứ nhiều năm sẽ gặp đủ loại bất tiện khi bất ngờ về quê sau chừng ấy thời gian: Giao thông bất tiện, điều kiện sống hạ thấp, nhà cũ cần phải sửa chữa, nhà mới cần tốn tiền xây… đủ loại phiền toái đang chờ chực phía trước.
Tất nhiên, bạn cũng có thể chọn cách này để an hưởng những năm tháng về già. Nhưng đừng dễ dàng quyết định, mà hãy chuẩn bị kỹ càng. Cuộc sống ở nông thôn có lẽ khác xa những gì bạn tưởng tượng.
Phụ nữ số