Về hưu với khoản tiết kiệm 3 tỷ đồng, tôi rút 2/3 cho con trai mua nhà rồi phải hối hận
Cố giành bọc tiền dưỡng già để không phụ thuộc con cái, cuối cùng người cha Trung Quốc vẫn phải phạm sai lầm để rồi phải hối hận.
- 01-07-2023Tỷ phú giới đầu tư nổi tiếng tiêu hoang: Chi 45 tỷ đồng mua “siêu bất động sản" rồi bỏ không, đặc biệt vui vẻ khi biết bị phạt tiền
- 01-07-2023Ngày nào cũng chán nản lặp lại câu hỏi "mấy giờ tan làm", kiên trì áp dụng 6 cách này, chắc chắn cuộc đời bạn sẽ thay đổi
- 01-07-2023Quỷ Cốc Tử nói: Ở đời, chỉ 3 loại người có thể thành công và giàu có, một trong số đó là người "trông có vẻ lười biếng"
*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Chu Vĩnh Kha, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Rút tiền tiết kiệm cho con mua nhà
Tôi vốn là cán bộ thôn đã về hưu được 9 năm, có một khoản tiết kiệm 1 triệu NDT (tương đương 3,2 tỷ đồng). Về già nhàn hạ không quen, vợ chồng tôi được ông bạn giới thiệu cho công việc gác cổng ở doanh nghiệp gần nhà, lương hai người gộp lại cũng được 8.000 NDT/tháng. Hai vợ chồng già cũng không có nhiều khoản chi tiêu nên sống cũng khá thoải mái. Chúng tôi dự tính góp thêm được một khoản kha khá nữa sẽ xin nghỉ việc để an hưởng tuổi già, không phải phụ thuộc vào con cái.
Tuy nhiên, có một điều tôi vẫn còn chưa thể yêu lòng đó chính là đứa con trai độc nhất của mình. Con trai lấy vợ ở xa, ít khi về thăm nhà nhưng cứ mỗi lần cha con gặp mặt đều sẽ xảy ra cãi vã khiến tình cảm không còn được như trước.
Đầu năm nay, con dâu tôi đột nhiên gọi điện nói muốn mua một căn nhà trên thành phố nhưng không đủ tiền nên muốn mượn bố mẹ một ít tiền để trang trải. Sau khi tậu nhà sẽ mời chúng tôi về ở cùng để tiện chăm sóc. Nghe thấy vậy tôi cũng cảm thấy hợp lý nên bàn với vợ rút tiền phụ giúp các con. Vợ tôi thấy chuyện này không chỉ giúp tình cảm cha con khăng khít hơn mà tuổi già cũng có các con ở bên để nương tựa thì đồng ý ngay.
Chúng tôi nhanh chóng rút 2/3 số tiền tiết kiệm rồi gửi cho con trai mua nhà mới. Sau đó, vợ chồng tôi dự tính sẽ nghỉ việc rồi chuyển đến ở cùng con cháu. Tuy nhiên, một chuyện bất ngờ xảy ra khiến những dự tính của tôi thay đổi.
Không lâu sau khi đưa tiền cho con, vợ tôi ngã bệnh cần phẫu thuật gấp. Lúc đó, tôi gọi điện cho con trai và con dâu đề nghị lấy lại khoản tiền đã gửi trước đó để chạy chữa cho mẹ nhưng các con ông từ chối. Con trai nói rằng số tiền đó đã dùng để đặt cọc căn nhà mới. Do đó, tôi không còn cách nào khác đành phải dùng số tiền tiết kiệm còn lại để làm phẫu thuật cho vợ.
Thoát khỏi cửa tử, vợ chồng tôi quyết định nghỉ việc để ở nhà nghỉ ngơi thì con trai lại muốn chúng tôi làm thêm vài năm nữa để có tiền sửa sang nhà mới. Bởi số tiền mà 2 vợ chồng nó kiếm được chỉ đủ để trang trải sinh hoạt và lo tiền học cho con. Sau khi nhà cửa được sửa sang xong xuôi, chúng mới có ý định đón vợ chồng tôi đến ở.
Nghe vậy, tôi cảm thấy vô cùng hối hận khi đã bỏ ra số tiền lớn để giúp con trai mua nhà. Sau tất cả, nhà mới chẳng thấy đâu mà vợ ốm đau cũng không đủ tiền để chữa trị, tôi phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn thêm. Thật không may, có lẽ đã quá muộn để giờ đây tôi hối hận. Cứ ngỡ sắp được tận hưởng ngày tháng an hưởng tuổi già bên con cháu, vậy mà giờ đây tôi vẫn phải làm việc mỗi ngày để có tiền chăm lo cho người vợ ốm yếu. Quyết định sai lầm đó đã thực sự phá vỡ cuộc sống an nhàn trước đó của vợ chồng tôi.
Bài học cho tuổi già
Tôi cũng chợt nhận ra rằng tuổi già ai cũng nên chuẩn bị tài chính vững vàng trước khi nghỉ hưu. Có như thế, chúng ta mới có thể sống tự chủ, không cần phải phụ thuộc vào con cái. Bởi có những trường hợp, cha mẹ nuôi con nhưng con không nuôi được cha mẹ. Đôi khi mình dốc lòng, hy sinh cho con cái nhưng những điều nhận lại chỉ là cay đắng.
Tài chính vững chắc khi về già chính là vũ khí kỳ diệu để chúng ta an tâm hưởng thụ cuộc sống khi ở tuổi xế chiều. Suy cho cùng, không phải con cái mà chính chúng ta mới là người quyết định chất lượng cuộc sống sau này. Nếu không muốn giao cuộc đời mình cho người khác thì bản thân mình phải chủ động ngay từ đầu. Đừng để rơi vào trường hợp giống như tôi rồi mới hối hận cũng chẳng kịp nữa.
Sau tất cả, tôi chọn cách bình tĩnh sống và làm việc. Dù sao công việc nhân viên bảo vệ cũng không quá nặng nhọc, cùng với khoản lương hưu ít hỏi mỗi tháng, vợ chồng tôi vẫn có thể dành ra một khoản nhỏ gửi tiết kiệm. Sau đó, chúng tôi sẽ chờ tuổi già đến, và vui vẻ đón nhận trong khả năng của mình. Tôi cũng không còn kỳ vọng vợ chồng con trai sẽ đón vợ chồng tôi về ở cùng nữa.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường