Về sức khỏe, dưỡng sinh: Gia Cát Lượng là "tấm gương xấu", Tư Mã Ý là "học sinh giỏi"
Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có lối sống trái ngược nhau, và tuổi thọ của họ cũng trái ngược nhau. Bài phân tích này giúp bạn nhận ra đâu là điều nên tránh, đâu là điều nên theo.
- 03-11-2020Không phải vì Tào Tháo đa nghi, đây mới là lý do chính khiến Hoa Đà mất mạng: Người thời nay nên biết để tránh họa hại thân
- 03-11-2020Đừng trói buộc bản thân vào công việc ổn định - Làm ở công ty lớn hay làm tự do, hãy để lý trí bạn mách bảo
- 03-11-2020Style lướt điện thoại trong cuộc họp và tư duy của Shark Linh: 1 ngày chỉ có 6 giờ, bạn sẽ làm việc gấp 3 người thường
Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc, Gia Cát Lượng chỉ sống được 54 tuổi (sinh năm 181 và mất năm 234) trong khi Tư Mã Ý lại sống thọ hơn – được 73 tuổi (sinh năm 179 – mất 7/9/251), hai nhân vật có cách sống trái ngược nhau đã để lại cho người đời sau nhiều bài học quý báu.
Câu chuyện về bí quyết sống khỏe của hai nhân vật này được sử sách ghi chép lại rất nhiều.
Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý được xem là một cặp đôi "Hổ gầm rú, Rồng thở dài" trong lịch sử, sau khi cuộc đối đầu kết thúc, Tư Mã Ý thực sự sống đúng với mong đợi bao lâu, bắt đầu kỷ nguyên quyền lực của chính mình.
Gia Cát Lượng ra đi quá sớm, nhưng Tư Mã Ý cũng sống thêm được đến tuổi 73. Thời xưa, sống được đến tuổi này cũng được gọi là sống thọ, tốt số. Chưa kể vào thời Tam Quốc. Tư Mã Ý bất ngờ giết chết 3 vị hoàng đế của nhà họ Tào, cuộc sống có nhiều thăng trầm, áp lực.
Sau này, cư dân mạng bình luận rằng, hóa ra Hoa Đà chính là "người thầy lớn" cuối cùng đã dạy dỗ cho Tư Mã Ý có được một thân thể khỏe mạnh như vậy, Tào Duệ cũng chưa từng thấy Tư Mã Ý già đi ngày nào.
Nếu Tư Mã Ý có thể được coi là hình mẫu sống lành mạnh lý tưởng, là "học sinh giỏi" của thần y Hoa Đà, thì Gia Cát Lượng lại trở thành "tấm gương xấu" cho những người đang có thói quen thức khuya, không biết giữ sức khỏe của người đương thời.
Tất nhiên, trong bài viết này, chúng ta không nói về Gia Cát Lượng có địa vị lịch sử như thế nào, chỉ nói về sức khỏe. Tại sao Gia Cát Lượng là "tấm gương xấu"? Chúng ta hãy xem lại quá khứ của họ một cách chi tiết hơn.
1, Về chế độ ăn uống
Trước hết nói về sự nghiêm túc của Tư Mã Ý, ông là người rất coi trọng việc ăn uống, đối xử với chế độ ăn rất nghiêm túc và không bao giờ lãng phí bữa ăn nào. Dù có chuyện gì xảy ra, chuyện có đại sự đến đâu, thì ông vẫn ăn cơm đúng giờ trước cái đã, ăn cơm xong rồi mới tính.
Ngay cả khi Tư Mã Ý có ý định thủ tiêu một ai đó, ông vẫn không quên việc duy trì thói quen ăn cơm đúng giờ của mình.
Ngược lại, Gia Cát Lượng luôn là người ưu tiên hàng đầu cho việc quân sự và chính sự, giải quyết việc gì cũng phải xong trước rồi mới ăn. Thậm chí nếu có thể bỏ bữa là ông cũng không ăn luôn.
Tất nhiên, may mắn khác là Tư Mã Ý có cánh tay phải Hầu Tế ở bên, suốt ngày đổi món ăn đa dạng, hấp dẫn. Đây có thể coi là một "cú hích lớn" hay điều kiện thuận lợi để chăm sóc sức khỏe.
Trong khi Gia Cát Lượng thì để tâm nhiều tới công việc, suốt ngày làm lụng, xung quanh không có người có sự hiểu biết về chế độ ăn uống.
Không những thế, Gia Cát Lượng cũng là người không bao giờ để ý đến chế độ ăn uống của mình, và chắc chắn là vô hình chung sẽ rơi vào cảnh thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng. Ăn uống mất cân bằng như vậy thì cơ thể hẳn là không thể tiêu hóa hấp thụ tốt được.
2, Về việc tập thể dục hàng ngày
Tư Mã Ý là người theo đuổi tập luyện bộ môn Ngũ Thú hí nên được xem như đây là "bùa hộ mệnh" cho sức khỏe. Ngũ Thú Hí là một bài tập dưỡng sinh bắt chước tư thế vận động của các con vật do dược vương – bậc thần y nổi tiếng bậc nhất lịch sử Trung Quốc là Hoa Đà khởi xướng và hướng dẫn mọi người tập luyện.
Ông dù bận rộn đến đâu thì vào các ngày thường cũng thường xuyên luyện tập, cho nên nhờ đó mà tự nhiên khỏe mạnh.
Ngoài ra, trong quá trình hành quân, Tư Mã Ý rất ít khi cưỡi ngựa hoặc ngồi xe, điều này cũng rất có lợi cho việc rèn luyện sức bền của cơ thể.
Gia Cát Lượng thì ngược lại, không vận động nhiều, ngồi trong xe cả ngày, giống như những "nô lệ xe hơi" hiện nay, không có việc hay có việc gì thì vẫn cứ ngồi trên xe, rảnh cũng không buồn đi bước nào. Với cách này, không những không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại cho cột sống.
3, Về thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi
Cũng giống như việc ăn uống, Tư Mã Ý đi ngủ đều đặn và không bao giờ thức khuya. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng thì nổi tiếng là ham công tiếc việc, luôn muốn tự mình làm mọi việc. Dù là việc lớn hay việc nhỏ đều muốn đích thân đi làm, vấn hỏi mọi người, nếu việc không xong thì sẽ thức khuya và làm thêm giờ để hoàn thành cho bằng được công việc của mình.
Không những thế, do công việc ngày càng nhiều, nên thức đêm làm việc đã trở thành thói quen khó bỏ của Gia Cát Lượng. Ông không khác gì những "con mọt đêm" hay thức khuya hiện nay. Có khi mỗi giấc ngủ chỉ vài tiếng đồng hồ, thường xuyên ngủ ngắn và thiếu ngủ.
4, Ứng xử khi có bệnh tật
Tư Mã Ý hiếm khi bị ốm, và hầu hết ông đều giả vờ ốm, do các sự kiện công việc bắt buộc phải làm mưu tính kế, thực tế thể chất rất khỏe.
Trong khi Gia Cát Lượng biết mình sức khỏe không tốt, nhưng đã không đi chữa bệnh sớm, để tình hình bệnh tật phát sinh kéo dài trong một hoặc hai ngày, và sau một thời gian dài, bệnh vặt đều trở nên nghiêm trọng.
Bài viết này không có ý chê những nhược điểm của Gia Cát Lượng, mà chỉ mong mỗi người chú ý đến sức khỏe của mình và duy trì lối sống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Cuối cùng, mong rằng mọi người có một cơ thể khỏe mạnh như Tư Mã Ý.
*Theo Heath/TT
Pháp luật và Bạn đọc