"Vết sẹo" trong lòng bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục tại Vũ Hán: Bệnh tật có thể chiến thắng nhưng nỗi đau tinh thần còn rất lâu mới lành
Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán đã trải lòng về những tháng ngày cận kề cái chết và những vết thương tinh thần sau khi khỏi bệnh và quay trở lại với cộng đồng.
- 30-03-2020Lời kêu gọi từ chồng của một nữ bác sĩ: Hãy bảo vệ đội ngũ y tế như chính người thân, bởi họ chính là "vệ sĩ" của toàn cộng đồng trước dịch bệnh Covid-19
- 30-03-2020Chia sẻ xót lòng của bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19: Lời tạm biệt vào lúc này chính là cách tốt nhất để yêu thương gia đình, sống sót qua dịch bệnh
- 30-03-2020Liều mạng cứu người nhưng cũng khát khao bảo vệ gia đình mình, nhiều bác sĩ Mỹ viết di chúc trước khi chiến đấu với "giặc" Covid-19
Thứ tư tuần trước, chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa giao thông nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Tại thành phố Vũ Hán - nơi ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm và 2.500 ca tử vong, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và trở về sau nhiều tuần nằm trong bệnh viện và các khu cách ly tập trung. Dù khao khát được quay lại cuộc sống bình thường, vài người trong số họ vẫn phải chịu đựng những "vết sẹo" tinh thần và sự tẩy chay của cộng đồng.
Dưới đây là câu chuyện của Li - một người đàn ông 70 tuổi đã về hưu. (Tên của nhân vật đã được thay đổi).
Đau buồn nhìn từng người nằm cạnh ra đi
Ngày 18/1, tôi đến một triển lãm đông người tại một hiệu sách ở Vũ Hán. Ngay đêm hôm ấy, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện: tôi sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và đau cơ.
Ngày tiếp theo, tôi tới bệnh viện. Các bác sĩ nói rằng rất nhiều bệnh nhân cũng sốt giống; họ bảo tôi nên ở nhà, nghỉ ngơi và uống thuốc.
Chỉ trong vài ngày, cơn sốt bắt đầu kèm theo đau bụng và khó thở. Tôi quay trở lại bệnh viện vào ngày 22/1. Nơi đó đông khủng khiếp: tôi phải ngồi chờ từ chiều tối cho tới nửa đêm mới gặp được bác sĩ - người sau đó nói với tôi rằng giường bệnh đã hết. Ngay khi tôi nhà, chính quyền đã ban hành lệnh phong tỏa toàn Vũ Hán.
Ngày 26/1, tôi cảm thấy vô cùng tồi tệ. Không có xe, tôi đành phải cuốc bộ quay trở lại bệnh viện. Phim chụp CT cho thấy hai phổi của tôi đều bị nhiễm trùng và đầy những mảng trắng xóa - dấu hiệu cơ bản của Covid-19. Khi đó tôi mới nhận ra mình đã mắc căn bệnh lạ này, nhưng tôi được thông báo rằng bệnh viện đã không còn đủ chỗ.
Biết mình sẽ chẳng thể qua khỏi nếu không nhập viện ngay, tôi điên cuồng gọi cho bất cứ ai quen biết người trong ngành y. Một người bạn của tôi báo rằng một bệnh viện sắp mở thêm khu đón tiếp bệnh nhân. Tôi nhanh chóng tới đó và may mắn có được một giường trong khu điều trị tích cực. Cả bệnh viện đều kín chỗ, trong khi cơ sở vật chất ở đây cũng chỉ ở mức cơ bản.
Nhân viên y tế làm việc tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) (Ảnh: Xiong Qi/Xinhua)
Chỉ trong vài ngày nhập viện, tôi đã phải chứng kiến cảnh ông lão giường bên qua đời. Sáng sớm ngày 29/1, tôi ngửi thấy mùi hôi hám bốc lên và nhận ra ông lão bên cạnh đang nằm cứng đờ và run rẩy. Ông ấy thở một cách khó nhọc tới mức tiểu tiện không tự chủ. Dù tôi đã nhấn chuông gọi bác sĩ, chẳng một ai tới cả. Tôi chỉ có thể cầm tay ông lão, cố nói chuyện cho tới khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một cái chết đầy cô đơn khi không có bất cứ người thân nào bên cạnh.
Tôi ở trong phòng chăm sóc đặc biệt suốt 8 ngày. Trong khoảng thời gian đó, tôi nghĩ đã có 8 bệnh nhân ra đi.
Trở về từ “quỷ môn quan” bằng cách tự cứu mình
Ngày thứ hai nằm ở khu điều trị tích cực, tôi sốt đến 38 độ C và đau bụng dữ dội, tệ hơn nữa là liên tục khó thở.
Tôi nhanh chóng làm quen với các nhân viên y tế ở đây. Tôi thích trò chuyện với bác sĩ về tình hình của mình, không ngừng cảm ơn và nói rằng họ đang làm rất tốt. Không ai biết chính xác cách chữa trị căn bệnh mới này, vì thế tôi cảm thấy việc khen ngợi các y bác sĩ là điều cần thiết để giúp họ tự tin hơn.
Tôi không cảm thấy thèm ăn trong vài ngày đầu, nhưng cố bắt mình phải ăn vì tôi biết đó là điều cần thiết để sớm khỏi bệnh. Trên thực tế, việc ăn quá nhiều và ít vận động khiến tôi phải đối mặt với một vấn đề khác.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, bác sĩ bảo tôi có dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Một đêm nọ, tôi bỗng ngứa ngáy khắp người. Tôi gãi đến bật máu nhưng cũng chẳng thấy dễ chịu hơn. Khoảng 1 tiếng sau, tôi hoàn toàn kiệt sức. Tôi cảm thấy lạnh, đặc biệt là ở ngực. Tôi cảm thấy cả cơ thể trống rỗng, như thể mình đang trôi lơ lửng đâu đó. Đó là cảm giác khi một người biết cái chết đang đến rất gần với mình.
Sau một lúc hoang mang, tôi giật mình tự hỏi đây có phải hiện tượng ketoacidosis thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, khi mức insulin giảm xuống rất thấp khiến cơ thể phải đốt mỡ để lấy năng lượng. Hai thứ sẽ xảy ra: Lượng đường trong máu tăng vọt và các hợp chất axit được giải phóng vào máu.
Tôi bắt mình ngồi dậy và uống một cốc nước. Không có bác sĩ ở quanh, tôi lảo đảo bước tới khu đựng đồ và kiểm tra lượng đường trong máu. Chỉ số lúc này là 28,9, trong khi bình thường tôi chỉ ở mức 6.
Biết rằng mình phải hạ thấp được lượng đường trong máu, tôi tự tiêm cho mình vài mũi insulin từ khu để đồ. Sau đó, tôi đã uống chút nước và quay lại giường. Dần dần, tôi cảm thấy mình khỏe hơn.
Sáng hôm sau, một bác sĩ đến thăm bệnh và nghe tôi kể về chuyện xảy ra tối qua. Sau khi đo lại đường huyết cho tôi, ông ấy nói rằng có lẽ tôi đã cứu sống chính bản thân mình.
Sau 8 ngày nằm tại phòng điều trị tích cực, các triệu chứng viêm phổi của tôi đã giảm bớt và xét nghiệm axit nucleic cũng cho kết quả âm tính. Tôi được chuyển sang nằm ở khu cách ly.
Tuy nhiên, một vài người bạn của tôi lại không được may mắn như vậy. Theo như tôi biết, ít nhất 5 người trong số nhóm nhiếp ảnh nghiệp dư của tôi đã chết vì đại dịch này.
Cơ thể đã khỏi bệnh, nhưng “vết sẹo” tinh thần vẫn còn đó
Sau 4 lần xét nghiệm âm tính, tôi đã được xuất viện vào ngày 14/2. Tôi rất mong chờ được quay trở về cuộc sống bình thường, nhưng ngờ được rằng cuối cùng mình lại trở nên cô độc hơn.
Một trong những điều chúng ta chưa biết về Covid-19 là liệu nó có để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân không. Tôi đã tụt mất 9kg so với trước khi nhập viện, thở khó khăn hơn khi xưa, đôi lúc cảm thấy như thể khí quản và cổ họng bị nghẹt lại. Chúng ta cũng không biết liệu mình có thể tái nhiễm căn bệnh này sau khi khỏi không.
Xuất viện xong, tôi lại tiếp tục cách ly 14 ngày ở khách sạn. Tôi phải vô cùng thận trọng trong việc về nhà. Tôi không muốn lây bệnh cho vợ mình - người mắc bệnh hô hấp mãn tính. Kể từ khi về nhà, chúng tôi chỉ ở trong phòng riêng và đeo khẩu trang mọi lúc.
Cảnh sát trong trang phục bảo hộ đang chào tạm biệt các bệnh nhân đã khỏi bệnh và được xuất viện. (Ảnh: Xiao Yijiu/Xinhua)
Căn bệnh này không chỉ thách thức cơ thể mà còn cả tinh thần, bởi nó buộc mọi người phải cách xa nhau. Tôi vô cùng nhớ em gái mình - người thường ghé qua nhà chơi. Từ khi dịch bệnh bùng phát, tôi chưa từng một lần gặp hay nói chuyện với em gái. Có lẽ nó nghĩ rằng liên lạc với tôi bây giờ là một điều không may.
Người ngoài cũng xua đuổi những bệnh nhân đã khỏi như tôi. Trước khi nhiễm Covid-19, tôi có một cuộc sống nghỉ hưu rất vui vẻ và hạnh phúc. Trên mạng xã hội, tôi là một thành viên năng nổ của các nhóm chat như nhiếp ảnh, bơi lội, đạp xe và leo núi. Giờ đây, tất cả các nhóm chat này đều im lặng.
Điều này thực sự khiến tôi rất buồn. Những người tôi yêu mến đều cô lập tôi, khiến tôi chẳng biết trò chuyện với ai. Qua từng lời nói và hành động của họ, tôi nhận ra họ không muốn gặp tôi chút nào. Mọi người nghĩ rằng tôi có nguy cơ lây bệnh cho họ. Hóa ra, sự hồi phục của tôi chỉ là tạm thời.
Trong tháng đầu tiên được ra viện, tôi chỉ rời khỏi nhà 4 lần - để sạc chiếc xe scooter, lấy mã số y tế, mua thức ăn và nhận thuốc từ bệnh viện. Mỗi lần như vậy, hàng xóm, cộng động, tình nguyện viên và cả một số nhân viên y tế đều lùi lại, kêu tôi đứng thật xa họ. Tôi cảm thấy như mình chẳng khác nào một nạn nhân của dịch bệnh.
Suốt cuộc đời mình, tôi luôn thích dành thời gian bên cạnh người khác. Kể từ khi nghỉ hưu, tôi rất chăm chỉ tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, tôi sẽ không tham gia bất cứ sự kiện đông người nào cho đến khi xã hội chấp nhận lại tôi. Tôi không muốn họ cảm thấy khó xử.
Tôi hy vọng có thể ra ngoài trở lại với chiếc máy ảnh trên tay một khi Vũ Hán được gỡ lệnh phong tỏa. Nhưng có lẽ tôi sẽ làm điều này một mình.
(Theo Sixthtone)
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19