Vết thương của dầu mỏ đang lành dần nhờ vắc-xin Covid-19
Giá dầu đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 3 sau hàng loạt thông tin tích cực về vắc-xin Covid-19 – châm ngòi cho sự hồi sinh giá hàng loạt những mặt hàng bị tổn thương nghiêm trọng vì đại dịch.
- 24-11-2020Giá dầu tăng vọt lên cao nhất kể từ tháng 3
- 23-11-2020Barclays giữ nguyên dự báo lạc quan về thị trường dầu mỏ năm 2021
- 22-11-2020Xuất, nhập khẩu xăng dầu cùng giảm mạnh
Dầu thô Brent – tham chiếu cho thị trường dầu toàn cầu – đã tăng 3,8% lên trên 47,8 USD/thùng lúc đóng cửa phiên giao dịch 24/11 trên sàn London, trong phiên có thời điểm đạt 48 USD/thùng, khi các nhà đầu tư đặt cược rằng du lịch và các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng khác sẽ hồi phục mạnh mẽ vào năm 2021 nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát.
Như vậy, giá dầu đã tăng khoảng 1/4 từ đầu tháng 11 đến nay, là mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong vòng nhiều thập kỷ.
Các nhà phân tích của công ty môi giới dầu PVM ở London khẳng định, các thương nhân đang ngày càng coi triển vọng vắc-xin như một "người làm thay đổi cuộc chơi" đối với ngành năng lượng, mặc dù giá dầu hiện tạivẫn thấp hơn rất nhiều so với mức gần 70 USD/thùng mà trước khi xảy ra đại dịch.
Chuyên gia Tamas Varga của PVM cho biết: "Cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 đang được thúc đẩy và tuần này đã ghi nhận sự thành công hàng ngày.
Biểu đồ giá dầu tăng trong tháng này
Nhóm OPEC + hồi tháng 4 đã quyết định cắt giảm sản lượng nhu cầu dầu suy giảm trong thời gian phong tỏa/cách ly khắp toàn cầu để chống Covid-19. Theo lộ trình đưa ra khi đó, mức cắt giảm sản lượng sẽ giảm bớt 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2021. Tuy nhiên, do thực tế thị trường dầu vẫn còn nhiều khó khăn nên ngày càng có nhiều khả năng là thời hạn này sẽ kéo dài thêm vài tháng
Biểu đồ giá dầu hiện đang cao nhất kể từ tháng 3/2020
Ngân hàng Barclays của Anh hôm thứ Hai (23/11) cũng đưa ra dự báo OPEC + sẽ trì hoãn việc tăng sản lượng thêm 3 tháng.
Nhu cầu dầu toàn cầu, đạt trung bình khoảng 100 triệu thùng/ngày trước đại dịch, đã giảm trung bình khoảng 10% trong năm nay do lĩnh vực hàng không bị sụt giảm, các chuyến bay không được thực hiện và người người ở nhà thay vì đến văn phòng.
Giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 20 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng gần 2 thập kỷ vào tháng 4/2020, và trung bình năm nay chỉ đạt 42 USD/thùng, so với 64 USD/thùng của năm 2019 và 71 USD/thùng của năm 2018.
Các công ty dầu mỏ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá và nhu cầu sụt giảm, với cổ phiếu của BP và Royal Dutch Shell giảm khoảng 60% từ tháng trong 10 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, kể từ khi có thông tin tích cực về vắc-xin thì cổ phiếu này đã tăng nhanh trở lại, với mức tăng 40-50% kể từ đó.
Cấu trúc của thị trường dầu cũng đang được củng cố, khi các hợp đồng dầu Brent giao vào tháng 1/2021 so với các hợp đồng kỳ hạn cuối năm 2021 - vốn trước đây thấp hơn rất nhiều - đã tiến gần tới mức ngang bằng nhau, là một dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch kỳ vọng nhu cầu sẽ được cải thiện.
Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 47 USD/thùng trong quý I/2020, nếu OPEC+ lùi lại thời gian nâng sản lượng.
Tham khảo: Financial times, Reuters