Đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam đang ngày càng trở thành trung tâm sản xuất của thế giới
GDP năm 2016 vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng như năm 2015 nhờ vào việc Việt Nam đang ngày càng trở thành trung tâm sản xuất của thế giới khi vốn FDI rót vào tăng kỷ lục trong năm 2015 và đầu năm 2016.
- 16-02-2016Phát triển kinh tế 2016: Phụ thuộc nhiều vào cải cách
- 09-02-2016Doanh nghiệp Việt lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2016
- 08-02-2016AEC - "Tia sáng" cho các nền kinh tế ASEAN năm 2016
- 15-09-2014Kinh tế vĩ mô 15/9: ADB nhận định kinh tế VN không sáng tạo bằng Lào
- 27-02-2014Loạn nhận định kinh tế
Chỉ số các nhà quản trị mua hàng giảm thể hiện tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn xem là có nhiều tích cực khi số lượng đơn hàng xuất khẩu mới lại tăng nhanh. Trong một nghiên cứu của HSBC vừa công bố, việc trở thành trung tâm sản xuất của thế giới đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và làm gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam.
Ở các nước trong khu vực, tình hình xuất khẩu chậm đang ngày càng trầm trọng hơn. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam lại đang thể hiện sự phục hồi mạnh nhất so với các nước. Trong tháng Hai, chỉ số Nikkei PMI ngành sản xuất vẫn nằm trên mức không thay đổi, đạt 50,3 điểm với tốc độ tăng chậm hơn.
Điều đang khích lệ là đơn hàng xuất khẩu mới vẫn tăng trong khi nhu cầu tuyển dụng vẫn duy trì ổn định Trong năm 2015, ngành sản xuất đã tăng trưởng 10,6% và đóng góp 1,6 điểm phần trăm vào mức tăng 6,7% của GDP. HSBC kỳ vọng sản lượng sản xuất sẽ vẫn ổn định trong năm 2016 và dự đoán sẽ tăng 10,7%.
Đối với xuất khẩu, từ mức tăng trưởng không đạt mục tiêu năm 2015 với 7,9%, HSBC cho rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ mạnh hơn trong năm 2016 khi các dự án đầu tư mới bắt đầu đi vào hoạt động. Thực tế là trong thời gian qua, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2016; tính đến tháng 2 nguồn vốn đăng ký đã đạt 2,8 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhu cầu trong nước có khả năng duy trì sự ổn định nhờ vào tiêu dùng cá nhân. Điều này có được là nhờ vào mức lãi suất vẫn còn thấp. Do đó, GDP có thể sẽ vẫn duy trì tăng trưởng như năm ngoái, tức là đạt mức 6,7% trong năm 2016 và kỳ vọng tăng lên mức 6,8% trong năm 2017.
Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt mức kỷ lục năm 2015 và giúp thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2016 mặc cho kinh tế toàn cầu vẫn còn suy yếu. Tăng trưởng đầu tư và tiêu dùng khu vực tư nhân là hai nguyên nhân dẫn đến GDP tăng trưởng mạnh từ mức 6,0% năm 2014 lên 6,7% trong năm 2015.
“Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,7 - 6,8% trong hai năm kế tiếp. Tuy nhiên, tăng trưởng mạnh hơn dẫn đến tình trạng lạm phát tăng dần, khi chỉ số CPI của tháng 2 đã tăng từ mức 0,8% trong tháng 1 lên 1,3% so với năm trước” - HSBC nhận định.
Theo dự báo của HSBC, lạm phát sẽ tăng nhanh lên mức 5,2% vào cuối năm nay, chạm mức trần mục tiêu do Chính phủ đề ra. Do đó, cơ quan nghiên cứu này cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang áp dụng các biện pháp thắt chặt trong nửa sau của năm nay và thị trường sẽ có diễn biến là lãi suất tăng 50 điểm đầu tiên trong quý III/2016.