Đề nghị Quốc hội bố trí vốn cho dự án sân bay Long Thành
Phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có vấn đề bố trí vốn cho dự án sân bay Lòng Thành là đề nghị được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra.
- 26-02-2016Sẽ tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc sân bay Long Thành
- 25-01-2016Sân bay Long Thành: “Phải làm sao để tư nhân tham gia mạnh”
- 30-12-2015Quốc hội thị sát dự án sân bay Long Thành
- 10-11-2015Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh dự án sân bay Long Thành
Đề nghị này được đưa ra liên quan đến đề nghị được Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt ra và yêu cầu Chính phủ thực hiện trong giai đoạn 5 năm tới là phát triển cơ sở hạ tầng do ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đưa ra.
Cụ thể, Đối với dự án sân bay quốc tế Long Thành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần ban hành cơ chế đặc thù về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Theo đó, đề nghị Quốc hội quyết định bố trí vốn và cho phép thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng cho Dự án trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đảm bảo khởi công và hoàn thành giai đoạn 1 đúng thời gian theo Nghị quyết Quốc hội.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng yêu cầu triển khai đầu tư phát triển cơ hạ tầng đường bộ, nghiên cứu sớm triển khai mở rộng tuyến đường sắt Bắc – Nam và hiện đại hóa, nâng cao năng lực dịch vụ tổng hợp của các cảng biển lớn để giảm chi phí vận chuyển, góp phần tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông tại các vùng khó khăn.
Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020 nói chung, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề xuất Chính phủ tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp đó là sớm xây dựng chương trình, các đề án cụ thể hóa những vấn đề mới về kinh tế - xã hội.
Cụ thể, việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm cần tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, xử lý, khắc phục tình trạng khô hạn ở các tỉnh Nam Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có chuyển biến rõ rệt ngay trong năm 2016.
Trong hai năm đầu của kế hoạch, cần tập trung chỉ đạo giải quyết cơ bản những bất cập để cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giảm biên chế, giảm nợ xấu, giảm bội chi ngân sách, chọn lựa thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện cán cân thương mại, tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư đạt chỉ số các nước nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Hoàn thành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và thực hiện nghiêm các quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Sớm hình thành cơ quan quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp có vốn nhà nước phù hợp tình hình mới. Triển khai đồng bộ chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng mọi cơ hội, mọi nguồn lực.
Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các loại hình kinh tế, người dân, tiếp tục phát triển hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ trọng nội địa hóa đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.