MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Năm 2016 có rất nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để vươn lên”

“Năm 2016 sẽ có rất nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để vươn lên. Một người không có thách thức thì cũng sẽ không có động lực để cố gắng. Khi có thách thức thì giống lực sỹ phải chạy đua. Khi phải đua với các nước khác, chúng ta sẽ nỗ lực vươn lên” – TS. Lê Đăng Doanh chia sẻ.

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
76 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Năm 2015 được coi là một năm thành công của kinh tế Việt Nam với việc tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao. Để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Thưa ông, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Ông đánh giá thế nào về những kết quả trong thời gian qua và liệu Việt Nam có đạt được mục tiêu này hay không?

TS. Lê Đăng Doanh: Mục tiêu đó rõ ràng là không thực hiện được và các cơ quan liên quan cũng đã có báo cáo. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 mà nay đã là năm 2016.

Theo tiêu chí từ những năm 1990, muốn trở thành một nước công nghiệp, GDP bình quân đầu người phải đạt 6.800 USD. Và muốn trở thành một nước công nghiệp bây giờ, GDP bình quân đầu người Việt Nam phải tương đương Trung Quốc, tức là khoảng 7.000 USD/người.

Trong khi đó, đến nay GDP bình quân đầu người Việt Nam mới đạt 2.109 USD/người. 4 năm nữa làm sao lên được 6.000 USD/người? Cho nên, chúng ta đề ra mục tiêu và các mục tiêu đó chỉ mang tính chất định tính, chưa được cụ thể hóa về lượng.

Bên cạnh đó, để trở thành một nước công nghiệp thì nông nghiệp phải dưới 10% GDP. Nông nghiệp của chúng ta hiện nay chiếm khoảng 16-17% GDP, làm sao trong mấy năm nữa có thể giảm xuống dưới 10% GDP.

Muốn đạt được mục tiêu này, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ phải phát triển rất nhanh, bởi nông nghiệp cũng phát triển. Tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trung bình khoảng 3%, năm 2015 tốc độ này giảm xuống chỉ còn 2,2%. Do vậy, công nghiệp phải tăng trưởng khoảng 12-16% và điều này không dễ làm được.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2015 được coi là một năm thành công của Việt Nam khi đạt mức tăng trưởng cao, lạm phát thấp, vốn FDI giải ngân tăng mạnh... Ông nhận định thế nào về những cơ hội đối với Việt Nam trong năm 2016?

Xét về tổng thể, nền kinh tế năm 2015 đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào với tốc độ tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp, mức tiêu dùng trong nước tăng lên, đầu tư nước ngoài thu hút được nhiều hơn và số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao hơn.

Tuy nhiên, con số tăng trưởng 6,68% mà nhiều báo gọi là “lộc lộc phát”, tức là cực kì may mắn thì lại chủ yếu xuất phát từ đóng góp của khối doanh nghiệp FDI. DN FDI hiện chiếm 71% xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp của DN tư nhân Việt Nam rất hạn chế.

Do vậy, khi đánh giá những điểm tích cực cũng cần nhìn thẳng vào những điều chúng ta chưa đạt được. Năm 2016 sẽ có rất nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để vươn lên. Một người không có thách thức thì cũng sẽ không có động lực để cố gắng. Khi có thách thức thì giống lực sỹ phải chạy đua. Khi phải đua với các nước khác, chúng ta sẽ nỗ lực vươn lên.

Rõ ràng, trong năm 2016, với AEC, hàng Thái Lan sẽ tràn vào Việt Nam, từ trái cây đến các mặt hàng công nghiệp. Chúng ta buộc phải cạnh tranh. Sức ép đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải vì sự tồn tại, sống còn, vì miếng cơm manh áo của người lao động mà nỗ lực hơn.

Như ông vừa nói, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân khá hạn chế và đây là một thực tế đáng buồn. Vậy ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của khối tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam và làm thế nào để thúc đẩy DN tư nhân phát triển?

Trong 10 năm nay, khu vực kinh tế tư nhân chỉ đóng góp khoảng hơn 11% GDP, trong khi khu vực doanh nghiệp cá thể, hộ gia đình lại đóng góp tới 33,2%  GDP. Đây là một tỷ lệ rất cao.

Theo Luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động sẽ phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam có hiện tượng, nhiều hộ kinh doanh sử dụng hàng trăm lao động nhưng không đăng ký thành lập công ty. Họ làm như vậy để tránh phải phải theo quy định chặt chẽ về biên lai chứng từ, không phải đóng thuế theo biên lai chứng từ chặt chẽ.

Bên cạnh đó, người chủ doanh nghiệp và người thu thuế có thể mặc cả, đàm phán với nhau. Cho nên, khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình chỉ đóng góp khoảng 2% tổng thu ngân sách trong khi vẫn đóng góp vào GDP tới 33,2%. Đây là điều chúng ta phải xem xét bởi DN tư nhân của ta thực sự không bé lắm, nhưng họ cố ý để trở thành bé và không muốn lớn lên.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguyệt Quế

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên