Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển: Đừng lo ngân sách bị sốc vì nợ công
Việc xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm và những đổi mới để chính sách không bị sốc sẽ giúp làm giảm áp lực trả nợ công ngày càng cao.
- 23-03-2016Gánh nặng gần 250.000 tỷ đồng trả và đảo nợ năm 2016, nợ công sẽ căng thẳng trong 10 năm tới
- 23-03-2016Không còn được vay ODA, Chính phủ muốn địa phương chia sẻ rủi ro nợ công
- 22-03-2016Nợ công sẽ phải trả sớm hơn với lãi suất cao hơn
- 11-03-2016Ỷ lại vào đầu tư từ Nhà nước sẽ tăng rủi ro an toàn nợ công
Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Quốc Hiển, người vừa trúng cử chức Phó Chủ tịch Quốc hội, cho rằng hiện nay các khoản nợ công đang được quản lý chặt chẽ cả nợ gốc và các khoản lãi. Trong đó có tính đến yếu tố
Mới đây Bộ Tài chính cho biết là đối với những khoản nợ công vay hiện nay sẽ phải tăng lãi suất hoặc rút ngắn thời gian trả nợ, liệu sẽ tác động thế nào đến nợ công?
Việc đánh giá tác động của các khoản vay này với nợ công là cần thiết. Bởi tất cả câu chuyện đi vay là phải quản lý chặt chẽ, chú ý đến thời gian trả nợ, lãi suất phải trả vì đã vay thì phải trả cả gốc lẫn lãi. Rõ ràng gốc đương nhiên nhưng lãi cao thì càng phải quản lý chặt chẽ, bởi sẽ tác động rất nhanh đến ngân sách.
Bây giờ ta thấy rõ ràng rằng, tỷ trọng giữ trả gốc và lãi tăng rất nhanh, làm sức ép nợ công của ta tăng lên, chưa kể vấn đề là yếu tố tỷ giá.
Trước đây ngân sách trung ương thường cấp vốn cho địa phương, nhưng giờ các địa phương muốn sử dụng vốn vay ODA thì phải vay lại. Liệu cơ chế mới có giúp quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay ODA?
Ta phải thấy rõ ràng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và đã vượt qua giai đoạn là nước có thu nhập trung bình rồi. Nên cơ chế vay ODA không thể trước đây được nữa. Trước đây Việt Nam được vay với lãi suất thấp, thời hạn ân hạn dài, nên giờ yêu cầu vay ngặt nghèo và chặt chẽ hơn thì phải sử dụng ngày càng chặt chẽ hơn.
Do đó, từ góc độ quản lý ta cũng phải tăng cường công tác quản lý lên. Như trước đây, cho chính quyền địa phương vay, coi đó là khoản cấp của ngân sách Trung ương cho địa phương, địa phương sử dụng nhưng trung ương trả nợ.
Còn hiện nay, Luật ngân sách mới cho phép chính quyền địa phương được bội chi, dưới sự kiểm soát thì cơ chế cho vay phải khác đi. Tức là địa phương phải thấy rằng khoản vay đó có hợp lý không và khả năng trả nợ thế nào?
Chứ giờ ta tránh tình trạng là địa phương quyết quy mô công trình và trung ương đi lo vốn là bất hợp lý, nên quy định mới đã khắc phục rồi. Tức là khi đã quyết định dự án đầu tư phải tính đến hiệu quả, khả năng vay vốn và cũng phải tính đến khả năng trả nợ.
Đây là sự đổi mới hoàn toàn toàn trong quản lý vay và trả nợ và tính đến hiệu quả. Tránh tình trạng vay dễ thì nên không tính đến hiệu quả.
Nên khi địa phương vay thì phải tính đến việc có cần thiết vay hay không, và phải quản lý rất hiệu quả và chặt chẽ? Vay được rồi thì tính chuyện đầu tư thế nào và khả năng trả nợ như thế nào? Việc quản lý chặt chẽ ODA giúp quản lý nợ công chặt chẽ hơn. Quan trong nhất là đi vay và sử dụng hiệu quả.
Cũng theo tính toán của Bộ Tài chính thì từ năm 2022 – 2025 la giai đoạn mà ta phải thanh toán nợ nhiều nhất. Liệu ngân sách có bị sốc bởi nợ công tăng lên?
Đừng đặt vấn đề sốc. Kế hoạch ta phải xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm và đây là sự đổi mới để chính sách không bị sốc, mà phải tính toán là vay được cái gì và khả năng trả nợ thế nào? Có những thời điểm mà vay phải cao hơn thì ta phải tính đến yếu tố vay trả nợ rất cao.
Xu thế là ta quyết tâm sau năm 2020 nợ công trên GDP và bội chi giảm xuống, sẽ đặt mục tiêu dưới 60% GDP từ mức 65% hiện nay và bội chi ngân sách bình quân 5 năm trước là 5% và giai đoạn sau này là 4%.