MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Lê Đăng Doanh: Phần chìm của “tảng băng” nợ công phong phú lắm

Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của "tảng băng", phần chìm phong phú hơn nhiều...

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
76 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Điểm lại tình hình kinh tế vĩ mô năm 2015 tại cuộc tọa đàm “Làm ăn gì năm 2016?” hôm nay, thứ Bảy ngày 12/12, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh, kinh tế vĩ mô đã có các tín hiệu tích cực như tăng trưởng có thể đạt mức cao nhất từ 2009 đến nay.

Năm nay, GDP có thể tăng trưởng 6,6% hoặc 6,2%, nhờ sự đóng góp lớn của ngành công nghiệp (xây dựng, dầu khí). Trong khi đó, lạm phát năm nay có thể ở mức dưới 1%, thấp nhất trong 11 năm nay.

Sức mua trong nước đã tăng lên rõ nét, thể hiện ở doanh số các mặt hàng như ô tô, sự ấm lên của bất động sản, trong đó có phân khúc phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy vậy, lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức cao bất thường, các doanh nghiệp vẫn phải trả lãi suất 7-8%, các doanh nghiệp kém hơn chịu lãi suất 9%. Chi phí tiền vốn cho doanh nghiệp vẫn ở mức cao so với các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc.

Đặc biệt, TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh việc bội chi ngân sách và mất cân đối trong ngân sách, đặc biệt nợ công tăng quá nhanh. Tỷ lệ trả nợ trong ngân sách tăng cao bất thường.

"Năm nay Chính phủ công bố sẽ vay 262 nghìn tỷ, tuy nhiên số thực tế mà Chính phủ phải vay cao gấp 3 lần so với con số công bố", ông Doanh cho biết.

Chính phủ đã vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 30 nghìn tỷ đồng, Vietcombank 1 tỷ USD, xin phép Quốc hội phát hành trái phiếu quốc tế, và thoái vốn khỏi 10 công ty “màu mỡ”, với tổng số vốn sẽ thoái tương đương 4 tỷ USD.

Liên quan đến việc Giám đốc World Bank tại Việt Nam Victoria Kwakwa gần đây có đặt ra câu hỏi “Việt Nam lấy vốn đâu để đầu tư?”, TS. Doanh cho rằng ngân sách hiện đang gặp nhiều khó khăn.

“Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của tảng băng, phần chìm ‘phong phú’ hơn nhiều”, ông khẳng định.

"Với mức độ chi tiêu rất lãng phí như báo chí đã nêu ra, như chi khảo sát sổ xố hay đưa lái xe, người giúp việc đi công tác cùng … thì “không có gì thỏa mãn được” như TS. Trần Du Lịch đã nêu. Bên cạnh đó, giá dầu giảm sâu cũng có tác động tới nguồn thu ngân sách."

Để gia tăng thu ngân sách, Bộ Tài chính vừa đưa ra nhiều “sáng kiến” như bổ sung từ thu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc này làm cho các doanh nghiệp quan ngại vì “luật chơi” thay đổi đột ngột. Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp, TS. Doanh cho biết một số doanh nghiệp kêu là tình hình của họ cực kì “bi đát”. Ngoài ra, một số dự án kêu là công trình của họ nhiều năm chưa được thanh toán, không trả lương được cho công nhân.

Bên cạnh sự ấm lên của thị trường bất động sản, thì các vấn đề tài chính của Chính phủ cũng như địa phương là đáng quan ngại. Vấn đề là làm sao phải giảm được các khoản chi tiêu ngân sách để dồn vốn cho đầu tư phát triển, TS. Doanh nói.

 

Theo TRẦN THÚY

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên