Vì sao chu kỳ suy giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua nhanh hơn so với quá khứ?
Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô của CTCK MB (MBS) cho biết, sang năm 2021, khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu hoặc các giải pháp điều trị hữu hiệu và vaccine được tìm ra, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh ở mức tăng trưởng GDP trên 6,5%.
- 05-01-2021Loạt dự án 'chốt sổ' điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia 2020
- 05-01-2021Năm 2030 phấn đấu có 75% lãnh đạo chủ chốt là nữ ở các cơ quan, các cấp
- 05-01-2021Fitch Ratings lần đầu xếp hạng tín nhiệm của EVNNPC ở mức ‘BB’
Cụ thể, theo báo cáo, kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2021 nhiều khả năng sẽ tăng trưởng khả quan. Lý giải về điều này, báo cáo nhấn mạnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện cho lĩnh vực xuất khẩu và dịch vụ năm 2021 khởi sắc.
Song, mặc dù Việt Nam kiềm chế dịch bệnh thành công, các lĩnh vực như du lịch và dịch vụ vui chơi, giải trí vẫn sẽ phục hồi muộn hơn, vào khoảng nửa cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, một số điểm tích cực như: mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức thấp, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, các biện pháp hỗ trợ tài khóa của Chính phủ được đẩy mạnh... sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
MBS kỳ vọng GDP năm 2021 sẽ tăng trưởng khoảng 6,5%, lạm phát vẫn duy trì ổn định và ở mức dưới 4% nhờ xu hướng chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN và sức cầu nội địa khó phục hồi nhanh.
Báo cáo nhận định, nhờ thời gian giãn cách xã hội khá ngắn, nền kinh tế của Việt Nam đã cơ bản trở lại vận hành bình thường (trừ một số lĩnh vực cụ thể vẫn chịu ảnh hưởng bởi tình hình thế giới như hàng không, du lịch và xuất khẩu).
Do đó, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì mức tăng trưởng GDP dương trong năm nay. Với GDP 2020 tăng trưởng 2,91% và GDP 2021 hứa hẹn tăng trưởng 6.5% Việt Nam là điểm sáng trong các quốc gia trong khu vực với GDP suy giảm mạnh bao gồm Thái Lan (-7%), Malaysia (-2%), Singapore (-3,5%), Indonesia (1%), Philippines (0.5%).
Báo cáo cũng nêu rõ, tăng trưởng GDP năm 2020 giảm đột ngột đến từ cú sốc cung và cú sốc cầu do dịch bệnh Covid-19. Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn cơ bản được giữ vững. Sang năm 2021 khi dịch bệnh được kiềm chế trên toàn cầu hoặc các giải pháp điều trị hữu hiệu và vaccine được tìm ra, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh ở mức trên 6.5%.
Mặc dù, bối cảnh vĩ mô toàn cầu không thuận lợi do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến một số ngành trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế đã cải thiện về hiệu quả thông qua các cải cách cơ cấu của Chính phủ trong các năm trước, chu kỳ suy giảm tăng trưởng này sẽ qua nhanh hơn so với các chu kỳ trong quá khứ. MBS dự đoán năm 2021 sẽ là một năm phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam.
Liên quan đến ngân sách nhà nước, tính đến 15/12/2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.307,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 86,5% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2020 ước tính đạt 1.432,5 nghìn tỷ đồng, bằng 82% dự toán năm.
Đến năm 2021, khả năng cao các nguồn thu sẽ tăng khi thu nội địa phục hồi do thu nhập của khu vực doanh nghiệp và người tăng lên; thu từ dầu thô có khả năng tăng khi giá dầu có xu hướng tăng lên; trong khi thu từ xuất nhập khẩu của sẽ ổn định nhờ kim ngạch khả quan.
Đồng thời, trong năm 2021, áp lực chi ngân sách vẫn sẽ gia tăng, đặc biệt là chi thường xuyên do các gói hỗ trợ của Chính phủ cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 còn tiếp tục. Chi đầu tư cũng sẽ gia tăng do chương trình đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ.