Vì sao dân mạng Trung Quốc ủng hộ Donald Trump?
heo thăm dò mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew, đối thủ của ông Trump, bà Hillary Clinton, được dân Trung Quốc yêu thích hơn. Tuy nhiên, Trump lại nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn hơn nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc.
- 03-11-2016Số phận đồng USD ra sao nếu Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- 03-11-2016"Cuộc chiến đôla" giữa Hillary Clinton và Donald Trump
- 03-11-2016Chân dung cựu đặc vụ CIA chạy đua vào Nhà Trắng để "đè bẹp" Donald Trump
Ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được sự ủng hộ lớn tại Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu – người người đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử.
Trên mạng xã hội, những người Trung Quốc ủng hộ Trump cho rằng video khiếm nhã hồi 2005 của ông này chỉ là cuộc đối thoại riêng tư và “bình thường” giữa hai người đàn ông. Đồng thời, họ cũng cho rằng hành động xin lỗi của Trump là “hoàn hảo” và cáo buộc truyền thông Mỹ bôi xấu ứng viên đảng Cộng hòa.
Theo thăm dò mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew, đối thủ của ông Trump, bà Hillary Clinton, được dân Trung Quốc yêu thích hơn. Tuy nhiên, Trump lại nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn hơn nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc. Trên một trang mạng xã hội nổi tiếng, các chủ đề liên quan tới Trump nhận được lượng người theo dõi lớn gấp 4 lần so với bà Clinton.
Theo Business Insider, dưới đây là một số lý do lý giải cho đều này.
1. Donald Trump thành tổng thống có lợi cho Trung Quốc
Một số người ủng hộ Trump đơn giản để thấy “hệ thống dân chủ của Mỹ trở nên ngớ ngẩn”, Yao Lin, thuộc phòng chính sách công của đại học City University of Hong Kong chia sẻ với Business Insider.
Theo Lin, những người này không thực sự yêu thích Trump mà chỉ muốn “thấy nước Mỹ sụp đổ khi Trump nắm quyền tại Nhà Trắng”. “Họ thường chia sẻ những bài báo ủng hộ Trump trong khi không thực sự ủng hộ ứng viên tổng thống này”, Lin nhận định.
Trong khi đó, một số khác lại thực sự về phe Trump. Họ ủng hộ các chính sách, lập trường và uy tín của Trump, so sánh ông với một số lãnh đạo như Vladimir Putin, Tập Cận Bình hay Mao Trạch Đông. Theo Lin, nhiều người thích thú với tư tưởng biệt lập của ông này. Họ tin rằng tư tưởng này sẽ giúp Trung Quốc có cơ hội trở thành số một thế giới hoặc phát triển quan hệ khăng khít hơn với Mỹ.
Haoyu Ge, 25 tuổi, từng là nhà thiết kế tên lửa tại tập đoàn China North Industries Group Corporation, cho biết anh thích sự thẳng thắn của Trump và cho rằng ông sẽ ngừng việc gây sức ép chấp nhận các giá trị của Mỹ lên các quốc gia khác. Ge cũng ca ngợi chính sách đối ngoại của Trump và cho rằng nó có lợi cho Trung Quốc.
Theo Ge, việc Trump chỉ trích NATO là “lỗi thời” sẽ mở đường cho sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Sự phản đối của Trump đối với chính sách ủng hộ vô điều kiện của Mỹ cho Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc có lợi cho Trung Quốc. Việc Trump gợi ý Trung Quốc kiểm soát Triều Tiên sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Trung Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Ge Hu, 42 tuổi, một đạo diễn phim, những người ủng hộ cho rằng nhận định của Trump về Trung Quốc – chỉ trích nước này thao túng tiền tệ và “cướp” việc làm của người Mỹ - là chính xác.
Theo Lin, những người Trung Quốc như Ge Hu và Haoyu Ge tin rằng Trump chỉ hướng mũi rìu về Trung Quốc trong một bài phát biểu, trong khi Bill Clinton và Barack Obama lại hành động thực sự.
2. Chính sách với người Hồi giáo của Trump nhận được sự đồng tình tại Trung Quốc
Trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc tuyên chiến với khủng bố và chính sách ly khai liên quan tới người Hồi giáo sống tại một số tỉnh của nước này. Một số tỉnh như Tân Cương từng bị tấn công khủng bố, vì vậy các nhà lập pháp nước này đã phải đưa ra chính sách để tăng cường đàn áp.
Việc Trump kêu gọi cấm người Hồi giáo vào Mỹ đã nhắc nhở nhiều người Trung Quốc về những xung đột tại chính nước này.
Theo Lin, nhiều người Trung Quốc không đồng cảm và kỳ thị sâu sắc các cộng đồng thiểu số như người Hồi giáo bởi tư tưởng độc tôn dân tộc cố hữu hàng trăm năm.
Ye Yin, 22 tuổi, sinh viên đại học Thượng Hải cho rằng Trump sẽ là “tấm gương tốt” cho Trung Quốc trong cuộc chiến “đàn áp” khủng bố Hồi giáo và giúp nước này “có những chính sách đúng đắn” nhằm tăng cường an ninh trong nước.
"Là một người Trung Quốc, tôi biết rằng Trung Quốc cũng phải đối mặt nguy cơ khủng bố”, Yin nói. “Từ các vụ việc ở Ürümqi, Côn Minh, Quảng Châu, cho thấy chúng tôi đang bị đe dọa. Nhưng chính phủ vẫn im lặng để đổi lấy hòa bình”.
3. Cư dân mạng Trung Quốc đang làm sai lệch thông tin
Sự kiểm duyệt nghiêm ngặt và rào cản ngôn ngữ khiến nhiều người Trung Quốc không thể theo dõi trực tiếp diễn biến cuộc bầu cử qua các kênh truyền thông và mạng xã hội của Mỹ. Do đó, tại Trung Quốc phổ biến văn hóa “truyền thông công dân” – những người biết cách qua mặt kiểm duyệt chia sẻ tin tức với những người không biết. Thông tin đến được với họ thường đã được lọc theo quan điểm của những người chia sẻ, Lin cho biết.
Theo Lin, cư dân mạng xã hội Trung Quốc thường truyền tay nhau tin tức từ các website phiến diện, khiến người dùng mạng tiếp nhận những “thông tin rác”, ví dụ như câu chuyện gia đình Clintons đã giết nhiều người hay việc có người giống hệt Hillary Clinton.
Theo nhà nghiên cứu chính sách Trung Quốc Kecheng Fang của Đại học Pennsylvania, người dùng mạng Trung Quốc thường dễ bị ảnh hưởng với tin tức đó bởi “nhận thức về truyền thông” của họ tương đối thấp.
Ngoài ra, sự thiếu minh bạch và truyền thông nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền khiến nhiều người không thể phân biệt sự thật và giả thiết, có xu hướng tin vào những thông tin có chủ đích”, ông nói thêm. Những thông tin này khiến người Trung Quốc thêm ghét bà Hillary Clinton.
"Đa số cư dân mạng Trung Quốc không có khả năng, cũng không quan tâm tới việc xác minh tính chính xác của những thông tin này, khiến cho tác hại của nó càng lớn hơn”, Fang cho biết.