MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước?

Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước?

Hiện nay, thế hệ Millennials (thế hệ sinh trong khoảng 1981 đến 1996) và gen X (1965-1980) là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát. Trong khi đó, gen Z (1997 đến 2012/15) lại chỉ chiếm 70,6%.

Báo cáo ứng dụng di động Việt Nam năm 2021 do Appota mới công bố cho biết, thương mại điện tử di động Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng vào năm 2023, với giá trị 10,2 tỷ USD.

Nhìn chung, sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi thương mại điện tử trên nền tảng di động đang chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam. Liên quan đến tỷ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ so với desktop khi chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.

Hãng dịch vụ tài chính JP Morgan cho biết, năm 2020, doanh thu thương mại điện tử qua di động Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân 18,6% mỗi năm. Dự kiến năm 2021, doanh thu thương mại điện tử trên nền tảng di động sẽ đạt 7 tỷ USD, đến năm 2023 có khả năng chạm tới mức 10,2 tỷ USD.

Tiềm năng thị trường thanh toán điện tử vẫn còn nhiều

Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước? - Ảnh 1.

Đáng chú ý, năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người mua sắm trực tuyến từ 15 tuổi trở lên, cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu) người dùng. Song, con số này chỉ chiếm khoảng 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam, còn khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).

Như vậy, cơ hội tăng trưởng của thị trường thanh toán và thương mại điện tử, cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng trong tương lai.

Đặc biệt, nhóm khách hàng thế hệ Millennials (thế hệ sinh trong khoảng 1981 đến 1996) và gen X (1965-1980) hiện là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát. Trong khi đó, gen Z (1997 đến 2012/15) lại chỉ chiếm 70,6%.

Lý giải về điều này, báo cáo cho hay, mặc dù gen Z là những người đi đầu và dễ cập nhật xu hướng mua sắm online, song hiện nhóm khách hàng trung niên cũng đã quá quen với hình thức này, cùng với nguồn thu nhập ổn định là lý do nhóm khách hàng này thúc đẩy mua sắm trực tuyến mạnh mẽ hơn.

Ví điện tử, nền tảng thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh

Vì sao tỷ lệ mua sắm trực tuyến của gen Z lại thấp hơn các thế hệ trước? - Ảnh 2.

Nguồn: Appota

Năm 2020, có 121 startup hoạt động trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Trong đó, ví điện tử chiếm số lượng lớn nhất trong số các startup lĩnh vực fintech, chiếm 31%. Theo sau là cho vay ngang hàng (P2P) với tỷ lệ 16%.

Trong năm qua, các ví điện tử hàng đầu của Việt Nam đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự thay đổi thói quen thanh toán tại nhà và số lượng người dùng tăng mạnh. Tháng 9 năm ngoái, ví Momo công bố 20 triệu người dùng cá nhân, trở thành ví điện tử được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Đối với các nền tảng thương mại điện tử, trong năm 2020, Shopee tiếp tục dẫn đầu là nền tảng thương mại điện tử có lượt truy cập cao nhất trên nền tảng website. Ngoài ra, Lazada cũng có được sự tăng trưởng nhẹ so với đầu năm 2020 với khoảng 20,8 triệu lượt truy cập trong quý 4.

Hai sàn thương mại điện tử nội địa là Tiki và Sendo đều chứng kiến sự suy giảm trong lượt truy cập. Các chuyên gia khẳng định, thương mại điện tử là "cuộc chơi" dài hơi dành cho những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên