Việt Nam đang sở hữu 'hòn ngọc' 4,9 tỷ USD, các doanh nghiệp 'cạnh tranh gay gắt'
Thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 23,8%.
- 20-07-2024EVNNPT truyền tải gần 122 tỷ kWh điện trong 6 tháng đầu năm
- 20-07-2024Hủy lễ khởi công mở rộng sân đỗ máy bay Đồng Hới
- 20-07-2024Trợ lực từ Mỹ, ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam có ‘thoát xác’?
- Thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu kiện của Việt Nam có thể vượt 4,9 tỷ USD về giá trị vào năm 2030.
- Thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, tuy nhiên chỉ có 1 công ty tỷ lệ bưu gửi đáp ứng thời gian toàn trình cam kết đạt 100%.
Doanh thu dịch vụ bưu chính Việt Nam tăng trưởng bình quân trên 20% trong giai đoạn 2019 - 2023, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Nhờ giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, thị trường bưu chính chứng kiến sự tăng trưởng giá trị đáng kể, tăng vọt từ 28,3 nghìn tỷ đồng (1,15 tỷ USD) vào năm 2019 lên gần 59 nghìn tỷ đồng vào năm 2023.
Cũng trong giai đoạn này, số lượng bưu kiện được các công ty bưu chính chuyển phát đã tăng vọt lên 2,5 tỷ từ 715 triệu. Năm 2023, ước tính có khoảng 1,8 tỷ bưu kiện từ thương mại điện tử, chiếm khoảng 75% tổng số lượng.
Theo Research and Markets, thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu kiện của Việt Nam có thể vượt 4,9 tỷ USD về giá trị vào năm 2030, ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm lên tới 23,8%.
Mới đây, theo thông cáo báo chí về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thu thập dữ liệu của một số doanh nghiệp bưu chính để đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ bưu chính ngoài công ích của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tham gia có thị phần sản lượng, doanh thu chiếm trên 80% sản lượng, doanh thu toàn thị trường: Công ty TNHH Best Express (Việt Nam) (Best), Tổng công ty Chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty cổ phần (EMS), Công ty cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN), Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Công ty TNHH một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong (J&T), Công ty TNHH giao hàng Flex Speed (Flex Speed), Công ty TNHH Nin Sing Logistics (Nin Sing), Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Công ty TNHH SPX Express (SPX).
Một công ty có 100% bưu gửi đáp ứng thời gian toàn trình cam kết
Bộ lựa chọn khảo sát hai tuyến nội tỉnh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và 12 tuyến liên tỉnh có sản lượng lớn (chiếm 29% tổng sản lượng bưu gửi của các doanh nghiệp). Danh sách 12 tuyến liên tỉnh gồm: 7 tuyến từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nghệ An, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Và 5 tuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng, Hà Nội.
Đáng chú ý, trong số này, chỉ có J&T Express có tỷ lệ bưu gửi đáp ứng thời gian toàn trình cam kết đạt 100%, cam kết 6,5 ngày. Các đơn vị có tỷ lệ đáp ứng trên 99% có Flex Speed, Viettel Post, Nin Sing và Best. Những đơn vị còn lại dao động từ trên 86% đến hơn 97%.
Được thành lập vào năm 2015, mạng lưới J&T Express trải 13 quốc gia, khắp Châu Á, Trung Đông, Bắc Phi và Châu Mỹ Latinh. Theo trang web của hãng, J&T Express sở hữu "một mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh thành nhằm hỗ trợ các hoạt động giao nhận hàng hóa nhanh chóng, phủ sóng các thành phố lớn, khu vực vùng sâu vùng xa hay hải đảo trên toàn lãnh thổ Việt Nam".
Đời sống và Pháp luật