Việt Nam học được gì từ Thái Lan trong việc khai thác "mỏ vàng" có lợi nhuận toàn cầu 60 tỷ USD/năm?
Du lịch y tế đang được xem là một mỏ vàng với lợi nhuận toàn cầu lên đến 60 tỷ USD mỗi năm, mức tăng trưởng cuả ngành cũng vào khoảng 20% (WHO, 2016). Tuy nhiên, trong khi nhiều nước đang như Thái Lan khai thác mạnh thị trường này, cuộc chơi ở Việt Nam mới manh nha.
- 05-08-2017Ngành du lịch “ngóng” chính sách dài hơi
- 02-08-2017Cho phép người Việt đánh bạc trong nước: Thay đổi lớn của ngành du lịch
- 01-08-201710 năm bứt phá của du lịch Việt Nam
- 31-07-2017Việt Nam chi quảng bá du lịch thấp hơn cả Lào, Campuchia
Cuộc chơi mới ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy du lịch y tế chưa phát triển mạnh nhưng đã có một số bệnh viện ở TP. HCM khai thác được loại hình này. Cụ thể, Sở Y tế TP. HCM cho biết tuy số lượng người nước ngoài đến khám chữa bệnh ít nhưng lại rất tiềm năng. Thống kê cũng cho thấy, tính riêng một số bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Từ Dũ, FV, mỗi năm có khoảng 40.000 khách quốc tế đến sử dụng dịch vụ.
Khảo sát mặt bằng chung cho kết quả chất lượng dịch vụ y tế ở một số lĩnh vực như nha khoa, tim mạch, châm cứu… tiệm cận với chất lượng các nước trong khu vực với chi phí thấp hơn rất nhiều. Ví dụ như một ca mổ tim ở Việt Nam có giá bằng 1/3 so với Thái Lan.
Tuy nhiên, du lịch y tế của Việt Nam vẫn đang bị hạn chế bởi thiếu sự quảng bá và kết nối giữa các đơn vị để tạo thành một gói sản phẩm hoàn chỉnh. Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư bài bản, chiến lược rõ ràng khi khai thác lĩnh vực này. Bên cạnh đó, một số vấn đề về du lịch Việt Nam cũng chưa được thông thoáng, ví dụ như điểm nghẽn visa vẫn chưa được “đả thông”.
Bài học từ Thái Lan...
Nếu nhìn sang Thái Lan, có thể thấy Chính phủ nước này từ nhiều năm nay đã đánh giá cao tiềm năng của bệnh nhân nước ngoài, xem đó như là một nguồn thu nhập ngoại tệ. Trong năm 2011, doanh thu từ khách du lịch y tế đã chiếm 0,4% GDP Thái Lan.
Kết quả trên không tự dưng mà có. Để đạt được điều này, Thái Lan đã có sự đầu tư bài bản từ nhiều năm trước và duy trì đổi mới trong các năm tiếp theo.
Cụ thể, từ năm 2003, Chính phủ Thái Lan này đã cố gắng đưa quốc gia trở thành trung tâm du lịch y tế toàn cầu thông qua Trung tâm Sáng kiến chăm sóc Y tế châu Á xuất sắc. Trong đó, tập trung vào 3 trọng điểm: dịch vụ y tế, dịch vụ sức khở và các sản phẩm dược liệu.
Ghi nhận của Forbes cho thấy đầu tư vào lĩnh vực du lịch y tế được đặc biệt khuyến khích tại các vùng du lịch trọng điểm của Thái Lan như Bangkok, Chiang Mai, Phuket, Surat Thani,…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nước này đã nỗ lực tuyển dụng nhân viên, xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở y tế mới.
Đến nay, như số liệu được ông Noppadon Pakprot, Phó cục trưởng phụ trách các sản phẩm du lịch và kinh doanh, Tổng cục Du lịch Thái Lan cung cấp, hiện quốc gia này đã có 58 bệnh viện được công nhận đạt chuẩn y tế toàn cầu JCI (bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng y tế và an toàn người bệnh) - số lượng bệnh viện đạt chuẩn nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Mặt khác, nếu như visa là điểm nghẽn của du lịch Việt Nam thì ở Thái Lan, Chính phủ nước này thời gian gần đây đã triển khai các chính sách du lịch y tế mới với thời gian lưu trú kéo dài tới 90 ngày. Quy định này được áp dụng cho các quốc gia gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc nhằm tạo thêm cơ hội cho du khách sử dụng dịch vụ y tế khi đi du lịch. 14 quốc gia khác như Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Mỹ, Pháp, Nhật…cũng đã được mở rộng thị thực dài hạn.