MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị

28-06-2024 - 14:51 PM | Thị trường

Sâm Việt Nam có thành phần hóa học và tác dụng dược lý tốt và không kém các loài sâm quý khác trên thế giới

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 1.

Mới đây, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) tổ chức hội thảo khoa học "Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm (Panax spp) và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm".

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS. Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) cho biết, sâm Việt Nam là dược liệu quý hiếm, đã được Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia từ năm 2017.

"Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sâm Việt Nam có thành phần hóa học và tác dụng dược lý tốt và không thua kém gì so với các loài sâm quý khác trên thế giới", ông Lợi chia sẻ.

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 2.

Đồng thời, ông Lợi cũng cho hay, vì là dược liệu quý hiếm nên những vấn đề về chất lượng sâm Việt Nam và chất lượng của các sản phẩm từ sâm luôn được quan tâm để có sản phẩm tốt phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sâm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm đã được đưa vào dược điển các nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đòi hỏi việc xây dựng chất lượng sâm và sản phẩm từ sâm cũng phải thay đổi để kiểm soát hàm lượng hoạt chất và ngày càng tăng độ chính xác.

"Muốn sâm Việt Nam có thể cạnh tranh được với các loại sâm khác trên thị trường phải có những tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, hiện đại và tin cậy. Từ đó, tạo tiền đề cho nghiên cứu và phát triển sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia", ông nhấn mạnh.

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 3.

Cùng quan điểm, TS. Lê Quang Thảo, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương (Bộ Y tế) cho rằng hiện nay vấn đề chất lượng sâm của Việt Nam rất đáng quan tâm.

Trên thị trường, Sâm Ngọc Linh có giá khoảng 200-300 triệu/kg, trong khi giá sâm Lai Châu khoảng 80-100 triệu/kg. Tam thất hoang (sâm vũ điệp) giống sâm Ngọc Linh về hình thái, còn sâm Lai Châu lại rất giống sâm Ngọc Linh về hình thái và thành phần hóa học. Do đó, nguy cơ làm giả rất cao và cần có phương pháp để phân biệt các loại sâm này.

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 4.

Làm thế nào để sâm Việt Nam phát huy lợi thế, cạnh tranh được với các loài sâm khác?

Tại hội thảo, theo GS. Park Jeong Hill, Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc kỹ thuật trồng sâm và doanh thu Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt nghiên cứu khoa học về sâm chưa nhiều.

"Hàn Quốc có hơn 600 công bố về sâm được xuất bản hàng năm, trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng 13 công bố, chiếm khoảng 2% so với Hàn Quốc".

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 5.

Từ đó, GS. Park Jeong Hill khuyến nghị Việt Nam cần phát triển phương pháp trồng trọt chuẩn, bởi hiện nay phương pháp canh tác sâm Việt Nam chưa phát triển tốt, năng suất trên một đơn vị diện tích, số lượng trang trại và diện tích canh tác nhỏ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học về sâm Việt Nam cần tăng cường bởi bằng chứng khoa học của chất lượng và lợi ích của sâm Việt Nam là rất cần thiết cho việc tạo ra nhu cầu sử dụng. Cùng với đó, cần nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và kiểm soát chất lượng sâm. Việt Nam cũng cần chú trọng bảo vệ nguồn gene, vì sâm Việt Nam chỉ sống ở các vùng núi cao, hơn nữa lại rất đa dạng về mặt di truyền.

GS. Park Jeong Hill cũng cho rằng, sự hợp tác giữa nhà khoa học và nông dân dưới sự hỗ trợ của Chính phủ là rất cần thiết cho sự phát triển của sâm Việt Nam.

Việt Nam sở hữu 'thần dược' quý hiếm, cực kỳ tốt cho sức khỏe, chuyên gia Hàn Quốc hiến kế nâng tầm giá trị- Ảnh 6.

Để sâm Việt Nam pháp huy tối đa lợi thế, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy mong muốn sẽ có dự án nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất, đặc biệt kết nối để đưa công nghệ mới nhất từ Hàn Quốc vào nghiên cứu chế biến cho sâm Việt Nam.

Trong khi đó, GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Thành uỷ TP HCM nhận định VKIST cần phối hợp với các bộ ngành liên quan xúc tiến triển khai sớm nhất việc đưa ra tiêu chuẩn chất lượng dược liệu sâm, có thể thành lập Hiệp hội Sâm Việt Nam để thực hiện và triển khai các hoạt động.

Minh Ngọc

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên