VOF VinaCapital: “Áp lực bán ròng của khối ngoại sẽ cạn kiệt khi đứng trước câu chuyện vĩ mô tích cực của Việt Nam”
Theo nghiên cứu của VOF, áp lực bán ròng của khối ngoại cuối cùng sẽ cạn kiệt khi đứng trước câu chuyện vĩ mô tích cực của Việt Nam. VOF đánh giá đợt sụt giảm mạnh vừa qua không thực sự đến từ làn sóng bán ròng của khối ngoại khi mà tỷ lệ sở hữu của họ tại Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo báo cáo mới được công bố, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) cho rằng những biến động trong tháng 3 vừa qua không thể nào quên được khi đại dịch Covid-19 đã cướp đi nhiều sinh mạng cũng như ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường hàng hóa và chứng khoán cũng trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ khi chỉ số S&P 500 giảm 29% so với đỉnh giữa tháng 2, qua đó đánh mất thành quả tăng giá trong gần 3 năm. Giá dầu cũng ghi nhận những kỷ lục giảm sâu và về mức thấp nhất trong gần 20 năm.
Trong bối cảnh đó, FED đã tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản về 0%. Bên cạnh đó, hơn 30 ngân hàng trung ương trên Thế giới (bao gồm Việt Nam) cũng tiến hành hạ lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế trước diễn biến của dịch Covid-19. Tuy nhiên, những chính sách tiền tệ nới lỏng này khó có thể giúp nền kinh tế toàn cầu đảo ngược đà giảm tốc trong nửa đầu năm 2020.
Về thị trường Việt Nam, tính đến cuối tháng 3, chỉ số VN-Index dừng tại 662,5 điểm, tương ứng mức giảm 24,9% so với tháng trước và giảm 31,1% so với đầu năm. Thanh khoản thị trường tăng lên đáng kể với giá trị giao dịch bình quân đạt 135 triệu USD/phiên trong tháng 3. Giá trị bán ròng của khối ngoại trong quý 1 lên tới 376 triệu USD và được coi là đợt bán ròng tồi tệ nhất lịch sử TTCK Việt Nam.
Áp lực bán ròng của khối ngoại từ đầu năm
VOF cho biết áp lực rút vốn mạnh của khối ngoại diễn ra trên cả thị trường cận biên và mới nổi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng vốn vào thị trường Việt Nam khi chiếm tỷ trọng 15% trong rổ MSCI Frontier Index.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của VOF, áp lực bán ròng của khối ngoại cuối cùng sẽ cạn kiệt khi đứng trước câu chuyện vĩ mô tích cực của Việt Nam. VOF đánh giá đợt sụt giảm mạnh vừa qua không thực sự đến từ làn sóng bán ròng của khối ngoại khi mà tỷ lệ sở hữu của họ tại Việt Nam vẫn rất lớn.
Đã có những điều chỉnh về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020. Fitch và Standard Chartered đều dự báo Việt Nam tăng trưởng 3,3% trong năm 2020 so với mức 7% năm trước. VOF cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ hạ thấp các mục tiêu lợi nhuận, cắt giảm cổ tức và có thể ngừng ESOP trong năm 2020.
Trong tháng 3, danh mục của VOF ghi nhận mức giảm 16%, tích cực hơn so với mức giảm 24,9% của chỉ số VN-Index. Việc VOF có thành tích tốt hơn VN-Index trong tháng 3 có nguyên nhân từ việc thời gian gần đây quỹ gia tăng tỷ trọng vào trái phiếu cũng như các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết (Private Equity).
Quy mô danh mục VOF hiện chỉ còn 708 triệu USD, trong đó lượng tiền và tương đương chiếm khoảng 5%. VOF cho biết việc nắm giữ tiền mặt giúp quỹ có thêm nhiều cơ hội đầu tư từ nhịp sụt giảm của thị trường.
Về danh mục cổ phiếu niêm yết cuối tháng 3, HPG là cổ phiếu chiếm tỷ trọng 10,3%, tiếp theo lần lượt là KDH (8,1%), VNM (5,7%), ACV (5,5%)…
Top danh mục của VOF VinaCapital
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19