MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vốn đầu tư tăng thêm gần 2.8881 tỷ đồng, dự án Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được chia thành 7 dự án thành phần, tổng vốn đầu tư theo kế hoạch ban đầu là gần 86.000 tỷ đồng.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được chia thành 7 dự án thành phần. Dự án thành phần 1.1 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận TP. Hà Nội) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 4.010 tỷ đồng, ngân sách địa phương 9.360 tỷ đồng).

Dự án thành phần 1.2 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) sơ bộ tống mức đầu tư khoảng 3.740 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương).

Dự án thành phần 1.3 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.480 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 2.110 tỷ đồng, ngân sách địa phương 370 tỷ đồng).

Dự án thành phần 2.1 chiều dài khoảng 58,2 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 5.388 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).

Dự án thành phần 2.2 chiều dài khoảng 19,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tự khoảng 1.505 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).

Dự án thành phần 2.3 chiều dài khoảng 35,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.794 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương).

Dự án thành phần 3 (đầu tư xây dựng đường cao tốc), UBND TP. Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền triển khai theo phương thức PPP; chiều dài khoảng 112,8 km, quy mô theo quy hoạch 6 làn xe, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 56.536 tỷ đồng, vốn Nhà nước khoảng 27.089 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 18.313 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8.776 tỷ đồng), vốn nhà đầu tư huy động khoảng 29.447 tỷ đồng (chiếm 52,1%).

Vốn đầu tư tăng thêm gần 2.900 tỷ đồng, dự án Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã được triển khai tới đâu? - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Nút giao Đại lộ Thăng Long.

Các dự án này theo kế hoạch khởi công trước ngày 30/6/2023. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 9, 3/4 dự án thành phần chậm tiến độ. Chỉ có dự án thành phần 2.1 (TP. Hà Nội làm cơ quan chủ quản) đáp ứng tiến độ.

Dự án thành phần 2.1 hoàn thành lựa chọn nhà thầu và đang triển khai thi công. Sau 3 tháng khởi công, các nhà thầu đã hoàn thành công tác chuẩn bị, xây dựng lán trại, huy động máy móc, thiết bị; trên công trường đã triển khai 11 mũi thi công, trong đó đã thi công lớp đất hữu cơ và lên khuôn đường đạt khoảng 15 km; đang đắp nền khoảng 2,5 km; đang triển khai xử lý đất yếu tại các vị trí có mặt bằng sạch; đang hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng các công trình cầu vượt sông, kênh mương và cầu vượt đường ngang (như cầu vượt sông Nhuệ, sông Tô Lịch, cầu vượt đường sắt Hà Nội - Lào Cai...). Dự án thành phần này đã giải ngân đạt 80,45% nguồn vốn đã bố trí năm 2023.

Các dự án thành phần khác là dự án thành phần 2.2 (Hưng Yên) dự kiến khởi công trong tháng 10/2023, giải ngân được 4,76% vốn đã bố trí năm 2023.

Dự án thành phần 2.3 (Bắc Ninh) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để khởi công vào ngày 10/10/2023. Dự án thành phần 3 chưa triển khai. Cả 2 dự án thành phần này đều chưa giải ngân.

Về nguồn vốn đầu tư, theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội, sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án khoảng 85.813 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, quá trình triển khai thực tế, ước tính tổng mức đầu tư của dự án sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.

Theo Pha Lê

Phụ nữ thủ đô

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên