MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có cảng hàng không, sân bay

Từ một tỉnh nghèo, nơi đây vươn lên trở thành tỉnh phát triển năng động, một trong những trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Ngãi có vị trí chiến lược quan trọng và hệ thống giao thông đồng bộ kết nối Bắc - Nam và Đông - Tây với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

Với gần 130 km bờ biển, Quảng Ngãi có tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế biển, trong đó Khu kinh tế gắn với Cảng biển nước sâu Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trung tâm lọc hóa dầu, năng lượng quốc gia, cơ khí - luyện kim và trung tâm logistics lớn.

Từ một tỉnh nghèo, Quảng Ngãi vươn lên trở thành tỉnh phát triển năng động, một trong những trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với quy mô nền kinh tế (GRDP) đứng thứ 4/14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, cao gấp khoảng 2 lần năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn đầy khó khăn 2021-2023 đạt 5,49%. Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 70% trong cơ cấu kinh tế. Các ngành công nghiệp nền tảng đang là động lực dẫn dắt nền kinh tế Quảng Ngãi. Hệ thống kết cấu hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.398 USD.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có cảng hàng không, sân bay- Ảnh 1.

Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 22/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khởi công Dự án đường Hoàng Sa-Dốc Sỏi.

Theo Quy hoạch, tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn phát triển hài hòa ba trụ cột “kinh tế -xã hội - môi trường”, đặt “doanh nghiệp và con người là trung tâm và là động lực chính của sự phát triển” và xem “đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng góp phần quan trọng trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng lao động cho nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài”.

Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn; từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung; xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao, với điểm nhấn là du lịch; phát triển và hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển các đô thị xanh, đô thị thông minh,… đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có cảng hàng không, sân bay- Ảnh 2.

Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Hà Minh.

Về mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước. Đến đến năm 2030, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 7,25 - 8,25%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.700 - 7.900 USD. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 410.000 tỷ đồng. Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì thuộc nhóm có chỉ số HDI cao (nhóm 2) theo phân loại của UNDP. Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 52%. Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch khu vực thành thị 100% và nông thôn trên 80%. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 50% đối với đô thị loại II và 20% đối với các đô thị còn lại.

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá của tỉnh Quảng Ngãi là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, tạo động lực cho phát triển (ưu tiên các công trình trọng điểm về giao thông…). Trong đó, Quảng Ngãi sẽ phát triển 10 KCN với tổng diện 6.648 ha, trong đó diện tích đất KCN đã được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ là 3.157 ha; phần diện tích còn lại đang được điều chỉnh, bổ sung.

Ngoài ra, Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2030, tỉnh sẽ phát triển hệ thống đô thị bao gồm: Đô thị đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại I là TP.Quảng Ngãi; 2 đô thị loại 3 là TX.Bình Sơn và TX.Đức Phổ; 1 đô thị loại 4 là H.Lý Sơn; 14 đô thị loại 5.

Về cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, đầu tư xây dựng Tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum nhằm tăng tính kết nối giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương thực hiện dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Quảng Nam (CT22) trong kỳ Quy hoạch 2021 - 2030 khi tỉnh huy động đủ nguồn lực thực hiện.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có cảng hàng không, sân bay- Ảnh 3.

Thi công thông hầm cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Ảnh: Tấn Thành.

Với các tuyến đường tỉnh, phấn đấu cải tạo, đầu tư nâng cấp, mở rộng 12 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây mới một số tuyến đường tỉnh khác đạt tối thiểu cấp III đồng bằng, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt.

Thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng mới tuyến đường sắt đô thị tại Khu kinh tế Dung Quất nhằm định hướng kết nối với tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không, sân bay tại vị trí có tiềm năng là huyện đảo Lý Sơn khi đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nâng cấp, cải tạo, khai thác hiệu quả các hạ tầng hàng hải công cộng đã có; nghiên cứu đầu tư xây dựng các trạm quản lý luồng hàng hải tại các huyện Bình Sơn, Lý Sơn và các địa phương khác có tiềm năng, phù hợp với các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và các quy hoạch khác có liên quan, tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của Nhân dân.

Hình thành các bến (hàng hóa, hành khách), cảng sông theo các khu du lịch, khu - cụm công nghiệp, các dự án thu hút đầu tư và nhu cầu phát triển thực tế của địa phương, phát huy tối đa các tiềm năng kinh tế trên các vùng lãnh thổ.

Theo Pha Lê

Phụ nữ Thủ đô

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên