Vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất
Theo Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3 tháng đầu năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/3/2023, lũy kế tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 444,1 tỷ USD.
- 16-04-2023Thái Nguyên đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người 8.900 USD
- 16-04-2023Dự án FDI sản xuất găng tay trị giá hơn 200 triệu USD ở Thừa Thiên - Huế sắp đi vào vận hành
- 16-04-2023Thủ tướng: Hoàn thành tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên vào dịp Quốc khánh năm nay
Cụ thể, tính đến 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng hơn 4,3 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2023. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 1,69 tỷ USD, chiếm gần 31% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 26,3% so với cùng kỳ 2022.
Trung Quốc đứng thứ hai với gần 552 triệu USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư, giảm 38,3% so với cùng kỳ. Đài Loan đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 477 triệu USD, chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư, tăng 47,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Hà Lan…
Xét về số dự án, Hàn Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 15,5%), số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,9%) và GVMCP (chiếm 28,4%).
Tính lũy kế đến ngày 20/3/2023, cả nước có 36.881 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 444,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt hơn 278,3 tỷ USD, bằng gần 62,7% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 262,9 tỷ USD, chiếm 59,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản với gần 66,5 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư).
Theo đối tác đầu tư, với sự xuất hiện của dự án mới tới từ nhà đầu tư Vanuatu, đã nâng tổng số quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam lên 143 đối tác. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký hơn 81,5 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 72,5 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông..
Theo địa bàn, ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 56,4 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với gần 36,7 tỷ USD (chiếm hơn 8,9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 38,9 tỷ USD (chiếm gần 8,8% tổng vốn đầu tư).
Xét trong 6 vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất tính đến 20/3/2023. Cụ thể, lũy kế tổng vốn FDI đổ vào vùng Đông Nam Bộ đạt khoảng 178,35 tỷ USD. Trong đó, TP. HCM là địa phương có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất trong vùng Đông Nam Bộ.
Sau vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai với lũy kế tổng vốn FDI đạt 134,38 tỷ USD. Trong các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là địa phương có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất.
Đứng ở vị trí thứ 3 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với lũy kế tổng vốn FDI đạt 65,36 tỷ USD. Thanh Hóa là tỉnh có có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên có lũy kế tổng vốn FDI đạt lần lượt là 35 tỷ USD; 26,36 tỷ USD và 1,87 tỷ USD tính đến 20/3/2023.
Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Long An là tỉnh có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất. Trong khi đó, Thái Nguyên là tỉnh có lũy kế tổng vốn FDI nhiều nhất trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Nhịp sống kinh tế