Thủ tướng: Hoàn thành tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên vào dịp Quốc khánh năm nay
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các cơ quan, đơn vị cố gắng hoàn thành tuyến Metro số 1 vào dịp 2/9, trước 4 tháng so với dự kiến, bởi đây là công trình biểu tượng để chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
- 16-04-2023Giải mã con số '0 đồng' và nỗi sợ 'tiêu tiền' đầu tư công
- 16-04-2023Bí thư Thành ủy TP.HCM sẽ trực tiếp giám sát giải ngân đầu tư công
Chiều 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đi khảo sát dự án xây dựng tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và đi thực địa, nghe báo cáo về dự án xây dựng nút giao thông An Phú.
Đối với tuyến Metro số 1, Thủ tướng tham dự buổi chạy thử nghiệm đoàn tàu metro từ ga Rạch Chiếc - Bến xe Suối Tiên.
Báo cáo tại hiện trường, các đơn vị cho biết, vướng mắc với dự án được nêu tại cuộc làm việc hồi cuối tháng 7/2022 của Thủ tướng đã cơ bản được tháo gỡ. Riêng vấn đề vốn cho doanh nghiệp vận hành dự án cũng đã được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo, các cơ quan đang triển khai các thủ tục để thực hiện.
Thủ tướng giao các cơ quan, đơn vị cố gắng hoàn thành tuyến Metro số 1 vào dịp 2/9, trước 1 quý so với dự kiến, đây là công trình biểu tượng để chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mới hệ thống metro của TPHCM phù hợp định hướng phát triển mới; sớm xúc tiến dự án metro Bến Thành - Kiên Lương theo tinh thần vay vốn ODA thế hệ mới của Nhật Bản, rút kinh nghiệm từ dự án Bến Thành - Suối Tiên để triển khai nhanh hơn.
Buổi chạy thử nghiệm tàu đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm số 5, 6 trong quy trình thử nghiệm gồm 8 giai đoạn, được triển khai từ nhiều tháng nay.
Theo thiết kế, đoạn trên cao có tốc độ tối đa là 110 km/h, nhưng quá trình chạy thử, để đảm bảo an toàn, đoàn tàu chỉ chạy tối đa tốc độ dưới 50 km/h
Với chiều dài 19,7 km, Metro số 1 là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM, được kỳ vọng góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giúp đô thị lớn nhất cả nước trở nên năng động, hiện đại hơn.
Dự án có tổng mức đầu tư 43.757 tỷ đồng. Trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 38.265,55 tỷ đồng, chiếm 87% tổng vốn đầu tư. Vốn đối ứng từ ngân sách Thành phố là 5.491,6 tỷ đồng, chiếm 13% tổng vốn đầu tư.
Dự án chính thức khởi công xây dựng vào năm 2012. Thời điểm hoàn thành thi công dự kiến cuối quý IV/2023. Thời gian kết thúc dự án từ 2024-2028, gồm thời gian thông báo khiếm khuyết (bảo hành công trình xây dựng) của các nhà thầu từ năm 2024 đến hết năm 2025; thời gian hỗ trợ vận hành và bảo dưỡng từ năm 2024 đến hết năm 2028.
Đến nay, tiến độ thi công toàn dự án đã đạt khoảng 95%. Hiện, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đangphối hợp các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ dự án để hoàn thành 100% công tác thi công bao gồm lắp đặt các thiết bị còn lại, hoàn thiện kiến trúc các nhà ga và cầu bộ hành của trên toàn tuyến, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Sớm hoàn thành nút giao hơn 3.000 tỷ đồng
Trong khi đó, đối với dự án Xây dựng nút giao An Phú (TP. Thủ Đức) có tổng mức đầu tư hơn 3.408 tỷ đồng từ vốn đầu tư công của ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố, thời gian thực hiện từ năm 2022- 2025.
Dự án nằm tại điểm đầu của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và là điểm cuối của đường Lương Định Của giao cắt với đường Mai Chí Thọ, được kỳ vọng giảm ùn tắc cho tuyến đường vào cảng Cát Lái (đường Đồng Văn Cống) và giao thông khu vực cửa ngõ phía Đông, kết nối thuận lợi với sân bay quốc tế Long Thành khi sân bay hoàn thành và đưa vào khai thác, từng bước hoàn chỉnh hạ tầng giao thông khu vực Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung. Mỗi ngày hiện có tới 30.000 phương tiện, 20.000 container qua khu vực này.
Thủ tướng nêu rõ, dự án này có vai trò rất quan trọng, cần khẩn trương thiết kế công trình biểu tượng tại nút giao.
Thủ tướng giao Bộ GTVT thống nhất phạm vi đầu tư, quy mô và tiến độ hoàn thành dự án mở rộng đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú tới đường Vành đai 2) để TP.HCM có cơ sở xây dựng tiến độ triển khai nghiên cứu dự án đảm bảo đồng bộ và phát huy hiệu quả đầu tư các dự án trên tuyến.
Đồng thời yêu cầu các cơ quan tính toán, cân đối bố trí ngân sách Trung ương để đầu tư kết nối hoàn thiện đoạn đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (phạm vi nút An Phú), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tinh thần là dự án càng được đẩy nhanh tiến độ, việc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương sẽ càng nhanh chóng.
Nhà đầu tư