MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO công nhận đi bộ là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày thực hiện 6.000 bước đem lại 3 lợi ích sức khỏe bạn không thể bỏ qua

29-09-2021 - 18:49 PM | Sống

WHO công nhận đi bộ là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày thực hiện 6.000 bước đem lại 3 lợi ích sức khỏe bạn không thể bỏ qua

Ăn kiêng khổ sở không bằng vận động, đổ mồ hôi. Mỗi ngày đi bộ 6000 bước với tốc độ vừa phải, thời gian thích hợp sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, đẩy lùi các căn bệnh mãn tính nguy hiểm tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…

Trong những năm gần đây, đi bộ đã trở thành phương pháp dưỡng sinh có hiệu quả nhất, tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, được WHO công nhận là phương pháp vận động tốt nhất thế giới. Nghiên cứu cho thấy, đi bộ rất có lợi cho xương cốt, cơ bắp, khớp xương. Thế nhưng đi bộ càng nhiều không có nghĩa là càng tốt.

Anh Lưu sống tại Hangzhou muốn giảm cân nhanh chóng bằng việc đi bộ, cho nên mỗi ngày anh đều đi hơn 15.000 bước. Nào ngờ, chưa tới một tuần, anh đã bị viêm bao hoạt dịch đầu gối. Hay như một người thanh niên 25 tuổi ngày nào cũng đi 10.000 bước, cuối tuần sẽ đi tới 30.000 bước. Một tháng sau, anh ta liền cảm thấy phần bụng đau nhói, không thể nào thẳng lưng được. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, anh phát hiện ra cơ bụng của mình đã bị tổn hại nghiêm trọng.

1. Vậy đi bộ thế nào mới có lợi cho cơ thể?

Đi bộ ở đâu?

Muốn đạt hiệu quả cao nhất thì tốt hơn là nên đi bộ trong công viên, phòng tập thể dục, những chỗ cách xa đường lớn, yên tĩnh mà lại sạch sẽ. Con đường đi bộ lí tưởng nên là đường cỏ, đường đất, tránh những nơi có ống cống, vũng nước, nhựa đường…

Khi đi bộ nhất định phải chọn một đôi giày tốt, không nhất định phải là giày hàng hiệu, thoải mái khi đi lại là được. Bởi vì khi đi bộ, phần gót chân phải chịu sức nặng gấp 1,2-1,5 lần so với các bộ phận khác.

Đi bao nhiêu là đủ?

Số bước đi thích hợp, có lợi nhất cho sức khỏe là 6.000 bước. Mỗi người trong một ngày, khi đi vệ sinh đã đi mấy bước rồi, đi xuống tầng cũng mất mấy bước, đi vào trong phòng làm việc cũng vậy, cộng lại đã khoảng mấy nghìn bước.

Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, nên đi bộ trong thời gian dài, kết hợp với nghỉ chân, thời gian 30-40 phút là hợp lí nhất. Chuyên gia khuyên rằng, đối với người già, mỗi phút nên đi 100 bước, 30 phút cho 3000 bước, người trung niên thì có thể đi nhanh hơn.

Đi như thế nào?

Trước khi đi bộ cần khởi động kỹ, sau khi đi phải thả lỏng tay chân, trong quá trình đi cần theo dõi kỹ cảm nhận của cơ thể. Đi chậm rãi trong vòng 30 phút, trong điều kiện thời tiết vừa phải, đổ một chút mồ hôi, đây chính là trạng thái tốt nhất, đừng để bản thân quá mệt mỏi.

Khi đi bộ thì phần cơ thể bên trên cũng nên vận động. Làm như vậy có thể gia tăng thêm lượng vận động, mang lại hiệu quả tốt nhất, lại có lợi cho việc vận động vùng ngực, cơ bắp. Nên đi từng bước nhỏ một, mỗi bước khoảng 10cm là vừa đủ. Nếu đi nhanh quá sẽ làm tổn hại tới đầu gối, bắp chân.

2. Mỗi ngày đi bộ 6.000 bước đem lại lợi ích gì?

WHO công nhận đi bộ là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày thực hiện 6.000 bước đem lại 3 lợi ích sức khỏe bạn không thể bỏ qua - Ảnh 1.

Đi bộ mang lại cho cơ thể con người rất nhiều lợi ích, nếu biết đi đúng cách, hiệu quả sẽ càng được nâng cao. Nghiên cứu chỉ ra, mỗi ngày đi bộ 6.000 bước có thể giúp bạn tăng cường thể lực, tránh xa các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch...

Giảm áp lực, giúp mạch máu được lưu thông

Cao huyết áp có thể khiến người bệnh bị xuất máu não, đột tử, bệnh tim tái phát… Với người cao huyết áp, ngoại trừ việc sử dụng thuốc ra, nếu kiến trì luyện tập, rèn luyện sức khỏe cũng mang lại hiệu quả rất tốt.

Những điều người cao huyết áp cần chú ý khi đi bộ:

-Khi đi cần để chân chạm hết xuống đất, ngực ưỡn ra, đi với tốc độ vừa phải.

-Khi đi phải thẳng người, nếu không sẽ gây áp lực cho phần ngực, ảnh hưởng tới chức năng của tim.

-Tuân thủ nguyên tắc tuần hoàn, ban đầu phải đi từ từ, sau đó chỉ nên nâng dần tốc độ lên khoảng 40-50% so với tốc độ ban đầu, nếu không huyết áp sẽ tăng cao. Người bệnh đi bộ trong khoảng 30-45 phút, 2-3km là hợp lí nhất.

Thanh lọc huyết quản

Đi bộ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để duy trì lượng lipid trong máu. Mỗi ngày đi bộ 6000 bước có hiệu quả rất lớn tới người bị giảm lipid máu, có thể bổ sung protein, gia tăng tốc độ trao đổi chất, phân giải và bài trừ độc tố.

Khuyến nghị dành cho người bị tăng lipid máu khi đi bộ:

- Mỗi ngày nên chăm chỉ vận động, đi bộ khoảng 3.000 - 5.000m, tương đương khoảng 6.000 bước chân. Kiên trì như vậy, nửa năm sau lượng lipid trong máu của bạn sẽ có cải thiện lớn.

- Bình thường không nên uống nhiều nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều đường, nhất là vào buổi sáng. Chỉ nên uống nước lọc để làm sạch đường tiêu hóa.

Tiêu thụ nhiều glucose

Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường đều không dám vận động. Nhưng thật ra, đi bộ chính là cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu. Không chỉ có vậy, đi bộ còn có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc. Thực tế chứng minh, thường xuyên vận động, rèn luyện cơ thể có thể giúp người bệnh tiểu đường giảm béo, phòng ngừa bệnh tiểu đường nặng hơn.

Lưu ý khi đi bộ để có thể khống chế lượng đường trong máu?

- Tăng sải bước của mỗi bước chân: khi đi bộ nhớ phải thẳng người, hai chân luôn hướng về phía trước.

- Dùng lực khi bước.

- Thời gian đi bộ cần phải cố định: thời gian đi bộ lí tưởng là 3 giờ chiều và 9 giờ tối.

- Nhịp đi phải cố định: cố gắng giữ cho nhịp đi được đều đặn nhất, có thể đếm 121 khi đi để tạo được sự tuần hoàn, nhịp điệu.

3. Những lỗi mọi người thường mắc phải khi đi bộ:

Sau khi ăn lập tức đi bộ

Rất nhiều người có thói quen ăn xong cái là đi bộ ngay, nhưng đây là một thói quen xấu. Làm như vậy sẽ khiến dạ dày tích tụ quá nhiều nguyên tố, tạo nên tổn thương cho cơ thể. Thời gian đi bộ chính xác là sau khi ăn 30 phút, cố gắng đi bộ trong vòng 1 tiếng.

Đi quá nhanh

WHO công nhận đi bộ là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày thực hiện 6.000 bước đem lại 3 lợi ích sức khỏe bạn không thể bỏ qua - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng đi càng nhanh thì lực càng lớn, hiệu quả tập luyện càng cao. Thật ra, đi bộ quá nhanh sẽ làm tổn thương đầu gối, bắp chan, gót chân. Tốc độ đi hợp lí nhất là phải dựa vào từng người, cơ thể cảm thấy thoải mái, nhịp nhàng mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Dậy sớm đi bộ khi bụng đói

Có một số lượng lớn người thường hay dậy sớm chạy bộ. Đây là thói quen tốt, thế nhưng nếu như không ăn sáng, hoặc không uống nước mà đã ra ngoài đi bộ sẽ làm cho lượng đường trong máu giảm sút.

Khi dậy sớm, dịch trong máu sẽ nhiều hơn, đối với những người mắc bệnh về tim mạch thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vào sáng sớm, khi các cơ quan vừa hoạt động trở lại là thời điểm thích hợp cho việc đi bộ chậm hoặc các hình thức vận động nhẹ nhàng khác.

Đi bộ quá nhiều

Nhiều người vì muốn nhìn thấy số bước chân của mình tăng cao nên đã bất chấp sức khỏe để đi thật nhiều. Thế nhưng đi bộ cần phụ thuộc vào cơ thể từng người, không được mù quáng theo đuổi số bước chân.

Nếu bạn đi bộ đúng cách, khắc phục những sai lầm trong khi đi bộ, sức khỏe của bạn sẽ cải thiện đáng kể, bệnh mãn tính cũng không còn là nỗi lo ngại với bạn nữa!

Theo Aboluowang, Health.com

Hoàng Lan

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên