WHO lo ngại nguy cơ bùng phát cúm gia cầm ở người và động vật
WHO đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài động vật và cả con người bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
- 27-02-2024Cúm gia cầm độc lực cao lần đầu tiên xuất hiện tại lục địa Nam Cực
- 01-02-2024Ghi nhận trường hợp tử vong do cúm gia cầm H3N2 và H10N5 ở Trung Quốc
- 12-12-2023Singapore tạm dừng nhập khẩu gia cầm từ Nhật Bản, Mỹ vì lo ngại cúm gia cầm
- 30-11-2023Cúm độc lực cao tái xuất ở Campuchia, 1 bệnh nhân đã tử vong
Theo WHO, chủng cúm A H5N1 đang trở thành đại dịch động vật toàn cầu.
Đây là mối lo ngại lớn vì sau khi lây lan trong gia cầm rồi lan sang động vật có vú thì đến nay, virus này đang tiến hóa và phát triển khả năng để lây cho con người, dần dần có thể lây từ người sang người.
Tiến sĩ Jeremy Farrar, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết virus cúm gia cầm gây ra tỷ lệ tử vong "cực kỳ cao" trong số những người đã nhiễm nó cho đến nay.
Mặc dù, chưa có trường hợp lây truyền H5N1 từ người sang người được ghi nhận nhưng Tiến sĩ Jeremy Farrar cho biết: "H5N1 là một loại bệnh cúm, chủ yếu bắt đầu ở gia cầm và vịt, đã lây lan mạnh mẽ trong suốt 1 hoặc 2 năm qua, trở thành đại dịch lây truyền từ động vật sang động vật toàn cầu. Hiện nay, loại virus đó đã tiến hóa và phát triển khả năng lây nhiễm cho con người, nguy hiểm hơn là khả năng lây truyền từ người sang người".
Nhiều bang trên nước Mỹ đã ghi nhận một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao trên đàn bò sữa (Ảnh: UN)
Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm hiện nay bắt đầu từ năm 2020 và đã gây thiệt hại hàng triệu con gia cầm, chưa kể các loài chim hoang dã và những động vật có vú khác.
Tháng trước, việc phát hiện các ca cúm gia cầm ở bò và dê đã gây ngạc nhiên cho cả giới chuyên gia vì đây đều là những động vật được cho là khó có thể mắc cúm gia cầm.
WHO cho biết, dù hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 lây lan giữa người với người nhưng hàng trăm ca mắc ở người do tiếp xúc với động vật đã được phát hiện, có tỷ lệ tử vong cao bất thường.
WHO nhấn mạnh, trong khi các nỗ lực phát triển vaccine và các phương pháp điều trị cúm gia cầm vẫn đang tiếp diễn, giới chức y tế các nước phải đảm bảo có đầy đủ năng lực chẩn đoán để nếu xảy ra tình huống lây virus từ người sang người, thế giới cũng sẽ sẵn sàng ứng phó.
VTV