Xây dựng thương hiệu phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần làm gì để tránh cái bẫy “tẩy xanh”?
Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”. Phát triển bền vững dần trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Vậy, thực hiện các bước phát triển bền vững ra sao? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể thích ứng trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang thay đổi và tránh rơi vào cái bẫy “tẩy xanh”?
- 04-04-2023Các hãng xe ô tô cứ việc rời Nga, công ty này vẫn bám trụ lại hái 'quả ngọt', lợi nhuận tăng mạnh
- 03-04-2023Chiêu giảm giá xe điện không "ngon lành" như tưởng tượng, ông lớn ngành xe bị đối thủ vượt mặt, xe cũ mất giá gần một nửa
- 07-01-2023Xuất khẩu thương hiệu và mô hình kinh doanh: Làm sao để tiến nhanh, vươn xa?
Sự "lên ngôi" của từ khóa "phát triển bền vững" trong truyền thông thương hiệu cho thấy đây chính là xu thế mà các thương hiệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang và sẽ theo đuổi. Đơn cử như Mỹ, gần đây New York và California đã cấm một số chất hóa học sử dụng trong ngành thời trang, đồng thời yêu cầu những nhà bán lẻ phải có bản đồ hành trình cho chuỗi cung ứng của mình.
Cộng đồng doanh nghiệp nhận thức sâu sắc hơn rằng sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới trong mối quan hệ bền vững khi quyết định ký kết 15 hiệp định FTAs, đàm phán 2 hiệp định FTAs và thành lập quan hệ ngoại giao với 192 nước trên thế giới. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp càng phải vận động thích nghi để hoàn thiện cơ chế, thay đổi tư duy, nâng cao năng lực cạnh tranh để kinh doanh bền vững hơn.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - Sáng lập & Chủ Tịch GIBC, Chủ Tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) từng chia sẻ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn chưa đủ, phải tạo ra giá trị cho xã hội, gồm những khoản đầu tư hướng về mục tiêu xã hội và môi trường, tạo ra giá trị chung trong năng lực cạnh tranh lâu dài… nếu không chúng ta khó giữ người. Lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội sẽ tạo ra thể chế, văn hóa. Kiến tạo những giá trị chung luôn là sự lựa chọn tốt nhất để kinh doanh bền vững”.
Vậy phát triển bền vững mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? Các công ty sẽ phải chú trọng vào những vấn đề nào để có thể triển khai phát triển bền vững đúng hướng và họ phải làm gì để có thể tránh được cái bẫy “tẩy xanh”?
Đồng hành tiếp nối chủ đề phát triển bền vững và trả lời cho loạt câu hỏi được đặt ra, 2 vị khách mời đặc biệt trong chương trình đi cùng thương hiệu số đầu tiên năm 2023 sẽ mang đến bức tranh vừa tổng quan về kinh doanh bền vững vừa cụ thể về những câu chuyện thực tế từ doanh nghiệp.
Cùng theo dõi cuộc gặp gỡ giữa 2 thế hệ doanh nhân ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Pro Việt Nam và bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Thành viên HĐQT PNJ - Phó chủ tịch Hawee trong tập 4 Chương trình "Đi cùng thương hiệu: Walk and Talk" - series talkshow về quản trị doanh nghiệp nằm trong chuỗi chương trình đồng hành cùng giải thưởng "Thương hiệu vàng TP.HCM".
Nhịp sống thị trường