Xin chuyển toàn bộ 8 đoạn cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công
Bộ Trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo nghiên cứu để báo Quốc hội chuyển từ hình thức hợp tác công – tư (PPP, hợp đồng BOT) sang đầu tư công với cả 8 đoạn cao tốc Bắc – Nam, có thể khởi công vào tháng 8 tới. Thông tin được đưa ra tại cuộc họp của Bộ GTVT sáng 3/4.
- 03-04-2020Doanh nghiệp bất động sản được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất
- 03-04-2020Dù khó khăn vì dịch Covid-19, đất khu công nghiệp tại miền Bắc vẫn tăng giá
- 03-04-2020Nghĩa cử cao đẹp giữa mùa dịch Covid-19: Chủ nhà trọ cùng nhau miễn, giảm tiền trọ cho công nhân, người lao động
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao các đơn vị phối hợp với Bộ KH&ĐT, các cơ quan liên quan để hoàn thiện báo cáo chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 8 dự án cao tốc Bắc - Nam và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Các đoạn cao tốc này trước đó được kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, hiện đang thực hiện sở tuyển tìm nhà đầu tư trong nước.
Việc chuyển đổi hình thức đầu tư sẽ được Chính phủ trình lên Quốc hội để xin ý kiến, nếu được thông qua, dự kiến sẽ khởi công 8 đoạn cao tốc vào tháng 8/2020, khởi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong tháng 10/2020.
Trường hợp được Quốc hội thông qua, tất cả 11 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 sẽ thành dự án đầu tư (cùng 3 đoạn cao tốc trên tuyến sử dụng vốn ngân sách đã khởi công), với tổng vốn đầu tư hơn 118.700 tỷ đồng.
“Trước mắt, các đơn vị liên quan, ban quản lý dự án phải làm ngay việc xác định số lượng gói thầu và đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hệ thống đường công vụ... Để khi Quốc hội chấp thuận chủ trương, Chính phủ ban hành nghị quyết là khởi công ngay ”, ông Thể yêu câu.
Cùng với đó, trong khi chờ ý kiến của cơ quan thẩm quyền về việc chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, các đơn vị vẫn phải tiếp tục triển khai công việc đang tiến hành, đặc biệt là sớm kết thúc sở tuyển nhà đầu tư BOT.
Tương tự, Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng đã được Chính phủ thống nhất báo cáo Quốc hội chuyển sang hình thức đầu tư công. Do đó, người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu Tổng công ty Cửu Long thực hiện điều chỉnh dự án, lựa chọn tư vấn thiết kế, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng…
Việc chuyển các dự án cao tốc trên từ PPP sang đầu tư công là một trong những giải pháp để dùng vốn ngân sách kích thích nền kinh tế, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lớn.
Với 2 dự án nâng cấp đường cất/hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, ông Thể giao Ban QLDA Thăng Long (Nội Bài) và Tổng công ty Cửu Long (Tân Sơn Nhất) phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện công tác giao thầu toàn bộ các hạng mục. Mục tiêu là khởi công vào tháng 6/2002.
Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2021 được chia làm 11 dự án thành phần, tổng mức đầu tư khoảng 118.700 tỷ đồng. Theo nghị quyết trước đó của Quốc hội, trong các đoạn dự án này có 3 đoạn đầu tư công, hiện đã khởi công gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2.
8 đoạn còn lại kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, sau khi huỷ chào thầu quốc tế, Bộ GTVT đang thực hiện sơ tuyển tìm nhà đầu tư trong nước, gồm: Đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây.
Tiền phong
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19